Thiên Mụ lọt vào top đền chùa tháp đẹp nhất châu Á

14:07 09/08/2014

Việt Nam có khá nhiều đền chùa tháp, nhưng Thiên Mụ là danh thắng duy nhất lọt vào top đền chùa tháp đẹp nhất châu Á do website nổi tiếng về du lịch Lonely Planet bình chọn.

Không nơi đâu trên thế giới lại có nhiều đền chùa như ở châu Á. Thậm chí, một số ít trong chúng còn được dát vàng. Thế nên, người châu Âu từng đặt cho châu Á cái ‘nickname’  là “phương Đông vàng”. Từ Bali đến Bangkok, từ Bangkor đến Amritsar, rất nhiều chùa chiền miếu mạo đền thờ lộng lẫy đã được người xưa xây dựng nên và tồn tại cho đến tận ngày nay. Việt Nam chúng ta, đền chùa nhiều chẳng thua bất cứ nước nào ở châu Á, nhưng chỉ mỗi chùa Thiên Mụ ở Huế là lọt vào danh sách top đền chùa tháp đẹp nhất châu Á của Lonely Planet.

Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế, Việt Nam)

Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế, Việt Nam)

Ảnh: dulichviet.com.

Được xây dựng trên một ngọn đồi cao, nhìn xuống dòng sông Hương thơ mộng. Cách 4km về phía tây nam của thành phố Huế. Ngôi chùa này không chỉ là biểu tượng của cố đô Huế mà còn của Việt Nam. Tháp Phước Duyên 8 cạnh, cao 21m, 7 tầng được xây dưới thời vua Thiệu Trị, năm 1844 là công trình thu hút du khách nhất khi đến đây. Ngoài ra, sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với thiên nhiên trong khuôn chùa cũng được du khách đánh giá cao.

Click ĐẶT NGAY Khách sạn Mường Thanh Huế TIẾT KIỆM ĐẾN 50% giá chỉ từ 746.000 VND

Đền Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia)

Đền Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia)

Ảnh: wikiwisata.com.

Angkor Wat là ngôi đền hùng vĩ, kỳ diệu và đẹp nhất trong quần thể đền Ankor. Và chúng tôi tin rằng, nó còn là kiến trúc thờ cúng tín ngưỡng rộng nhất thế giới. Nó đơn giản là không tin được! Chẳng biết, lòng mộ đạo của người Campuchia xưa cũ phải sâu đậm tới chừng nào mới có thể xây dựng nên công trình kỳ vĩ như thế này, trường tồn với thời gian. Đầu tiên, ngôi đền ở tỉnh Siem Reap này xây ra để thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo. Sau này, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat chuyển sang thờ Phật.

Khách sạn Siem Riep, Campuchia giá ƯU ĐÃI 100 ĐỘ C:

Angkor Miracle Resort & Spa (Giá chỉ từ 1.042.000 VND)

Borei Angkor Resort & Spa (Giá chỉ từ 1.525.000 VND)

Đền Vàng (Amritsar, Ấn Độ)

Đền Vàng (Amritsar, Ấn Độ)

Ảnh: AP.

Tại châu Á, có nhiều đền chùa mạ vàng, nhưng không có chùa nào xứng đáng với cái tên Đền Vàng bằng ngôi chùa xinh đẹp ở thành phố Amritsar, bang Punjap, Ấn Độ. Người Ấn đã dùng tới 10 ngàn tấn vàng để mạ lên ngôi đền này. Là nơi thờ cúng của đạo Sikh, được xây dựng vào thế kỷ 16 và phải qua 4 đời giáo trưởng, nó mới được hoàn thành. Năm 1974, ngôi đền này từng được trùng tu lại. Đầu thế kỷ 19, trưởng lão Jassa Singh Ahluwalia đã ra lệnh mạ vàng toàn bộ mái vòm cũng như tường của đền.

Shwedagon Paya (Yangon, Myanmar)

Shwedagon Paya (Yangoon, Myanmar)

Ảnh: linelay.com.

Không chỉ người Ấn Độ, mà người Myanmar cũng vô cùng “chịu chơi”. Và họ không chỉ lấy vàng dát phía bên ngoài chùa, mà còn dùng thêm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc để đính lên phía trên hình vương miệng ở chỏm tháp lớn nhất. Bắt đầu từ thời hoàng hậu Shin Sawbu, thì việc cúng dường có ý nghĩa nhất là mua các tấm vàng đã dát mỏng bởi các thợ thủ công lành nghề của Myanmar rồi dâng nhà chùa để họ ốp vào thân tháp. Ngoài ra, chùa còn lưu trữ 4 vật báu thiêng liêng gồm cây gậy của phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm và một mảnh áo của phật Ca Diếp, 4 sợi tóc của phật Thích Ca.

Đền Borobudur (Borobudur, Indonesia)

Đền Borobudur (Borobudur, Indonesia)

Ảnh: Indonesia.travel.

Tọa lạc ở miền Trung đảo Java, đền Borobudur được xây vào thế kỷ thứ 8 đến thứ 9, bởi vương triều vô cùng sùng đạo Phật Sailendra. Sau khi vương triều này sụp đổ, chùa đã bị bỏ quên trong 10 năm. Đến năm 1814, nó mới được đánh thức bởi phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do Hà Lan cử tới. Nó được xây từ 2 triệu viên gạch, tính từ chân tới đỉnh tháp. Dù không còn được nguyên vẹn như lúc ban đầu, nhưng nó chưa từng phụ kỳ vọng của bất cứ du khách nào lặn lội đường xa đến đây.

Chùa Jokhang (Lhasa, Trung Quốc)

Chùa Jokhang (Lhasa, Trung Quốc)

Ảnh: roamchina.com.

Ngôi chùa có 1300 năm tuổi này chính là trung tâm tín ngưỡng của toàn cõi Tây Tạng. Hàng ngày, từng đoàn sóng người không ngớt tuôn về đây để cúng bái chính là minh chứng tiêu biểu nhất. Chùa Đại Chiêu do vua Tùng Tán Cán Bố xây dựng vào thế kỷ thứ 7, khi vương triều này hưng thịnh nhất. Rất nhiều đồ thờ cúng trong chùa là do hai công chúa Văn Thành (Trung Hoa) và Xích Tôn (Nepal) mang theo lúc về làm vợ vua Tùng Tán Can Bố. Quần thể kiến trúc này là kết hợp giữa kiến trúc Ấn Độ, Nepal và Trung Hoa thời Đường.

Đền Kinkaku-ji (Kyoto, Nhật Bản)

Đền Kinkaku-ji (Kyoto, Nhật Bản)

Ảnh: travelneu.com.

Một đền vàng khác của châu Á. Kinkaku-ji chính là một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật. Nó được xây dựng năm 1397, như là hành cung để tướng quân Ashikaga Yoshimitsu nghỉ ngơi. Sau này, con trai ông đã biến nơi này thành chùa. Gần 500 năm sau, năm 1950, đền bị một vị sư đốt. Nhà sư này đã tìm cách tự tử sau khi gây án, nhưng bị ngăn cản. Mẹ nhà sư đã nhảy xuống sông tự vẫn sau khi bị tra hỏi. Năm 1956, nhà sư chết trong ngục khi đang thụ án. Sau vụ cháy, đền được trùng tu lại, dát thêm lớp vàng hai tầng trên.

Tháp Bodhnath (Bodhnath, Nepal)

Tháp Bodhnath (Bodhnath, Nepal)

Ảnh: flickr.com.

Tháp Bodhnath đầu tiên được xây dựng vào năm 600, sau công nguyên, bởi vua Tùng Tán Can Bố, sau khi cải theo đạo Phật. Theo truyền thuyết, đây là công trình thể hiện sự ăn năn của vua sau khi vô tình giết cha. Tuy nhiên, công trình của Tùng Tán Can Bố đã bị phá hủy trong cuộc xâm lăng của Mughal, thế kỷ 14. Tháp hiện tại mới được xây dựng lại gần đây. Bodhnath là bảo tháp lớn nhất thế giới, đường kính trên 100m, chiều dài từ bức tường này đến bức tường kia gần bằng một sân bóng đá. Kiến trúc bên ngoài của nó cũng mang đầy tính biểu tượng của đạo Phật.

Đền Khajuraho (Khajuraho, Ấn Độ)

Đền Khajuraho (Khajuraho, Ấn Độ)

Ảnh: thehistoryhub.com.

Nếu ai đó quá nhạy cảm với đề tài tính dục, không nên đi thăm đền Khajuraho, bởi nó sẽ là bạn đỏ mặt không thôi. Tôn giáo mà nó thờ, chính là tình dục. Khajuraho từng là một cụm 85 tháp, bây giờ chỉ còn 22. Các ngôi đền được bao phủ bởi hằng hà sa số những bức tượng, phù điêu, tranh ảnh thể hiện cảnh từng cặp trai giá hoặc từng nhóm trai gái đang giao hoan. Ngoài ra, còn có rất nhiều bức phù điều về các nữ thần, vũ nữ apsara… Kamasutra, cẩm nang về giường chiếu của người Ấn xuất phát từ đây. Tháp lớn nhất của nó tên Lakshmana, được xây dựng trong 20 năm.

Chùa Wat Pho (Bangkok, Thái Lan)

Chùa Wat Pho (Bangkok, Thái Lan)

Ảnh: bangkok.com.

Còn có tên khác là chùa Đức Phật ngồi tựa lưng, bởi trong chùa có một bức tượng Phật nằm dài 46m, cao 15m dát vàng. Phần mắt và chân tượng được làm bằng gỗ khảm xà cừ. Lòng bàn chân tượng mô tả chi tiết 108 tướng tốt của đức Phật Thích Ca. Ngoài ra, nó còn có hơn một ngàn ảnh Phật, nhiều hơn bất cứ ngôi chùa nào khác trên thế giới. Năm 1962, người ta thành lập một trường chuyên dạy về y học cổ truyền và massage thái trong khuôn viên chùa. Thế nên, chùa được coi là nơi khai sinh ra massage Thái. Hiện tại, nếu muốn học massage Thái tới nơi tới chốn, bạn có thể đến đây.

Khách sạn Bangkok, Thái Lan giá ƯU ĐÃI 100 ĐỘ C:

TENFACE Bangkok (Giá chỉ từ 1.243.000 VND)

Khách sạn Baiyoke Sky Bangkok (Giá chỉ từ 1.155.000 VND)

Park Plaza Bangkok Soi 18 (Giá chỉ từ 1.302.000 VND)

Đền Prambanan (Yogjakarta, Indonesia)

Đền Prambanan (Yogjakarta, Indonesia)

Ảnh: bodew.com.

Đây là ngồi đền Hindu giáo lớn nhất đảo Java. Vật liệu chính tạo nên quần thể tháp này là núi đá lửa. Prambanan được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, bởi vua Rakai Pikatan, lúc đạo Hindu đang thống trị đảo Java, sau đền Borobudur khoảng 50 năm. Tuy nhiên, ít ai biết nó được xây dựng như thế nào. Khởi thủy, nó có tới 244 tháp. Candi Shiva Mahadeva, đền thờ thần Shiva, không phải là đền lớn nhất, nhưng còn nguyên vẹn nhất cho tới thời điểm này. Nổi bật và lớn nhất trong điêu khắc Prambanan là gương mặt Kala, biểu tượng của thần chết trên cửa chính các ngôi đền.

Tu viện Punakha Dzong (Punakha, Bhutan)

Tu viện Punakha Dzong (Punakha, Bhutan)

Ảnh: arifiqball.com.

Nó được xây dựng bởi đức Lạt Ma Ngawang Namgyal, người có công hợp nhất đất nước Bhutan, trong khoảng 1637-1638. Là tu viện cổ xưa và lớn thứ 2 Bhutan. Là một trong những công trình tráng lệ nhất của đất nước thanh bình này. Tu viện Punakhan từng là trung tâm hành chính của các vương triều ở đất nước Bhutan, cho đến khi kinh đô được dời về Thimpu, năm 1955. Tu viện nằm giữa ngã ba sông Cha và sông Mẹ, trong thung lũng Wangdur. Đến mùa phượng tím, khung cảnh ở đây hết sức mê hồn.

          Theo Traveltimes.vn

Xem thêm KHÁCH SẠN HUẾ giá từ 250.000 đến 300.000 VNĐ

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...