Các tục lệ kỳ quái của du lịch Ấn Độ

21:02 06/03/2015

Ăn thịt người chết, tự quất mình bằng roi và dao đến bê bết máu, nhổ sạch tóc dâng thần thánh… là các nghi lễ còn tồn tại đến ngày nay.

Các tục lệ kỳ quái của du lịch Ấn Độ

Ăn thịt người chết

Tập tục kỳ lạ này là của người Aghori Babas sống ở Varanasi, Ấn Độ.

Tập tục kỳ lạ này là của người Aghori Babas sống ở Varanasi, Ấn Độ.

Tập tục kỳ lạ này là của người Aghori Babas sống ở Varanasi, Ấn Độ. Người Aghori thờ thần Shiva như đấng tối cao, nổi tiếng với những hủ tục sau khi chết. Họ không coi bất kỳ điều gì là cấm kỵ, kể cả ma túy, rượu, các hành vi tình dục quái gở… Sau khi hỏa táng, họ lấy tro của người chết để bôi khắp người, lấy xương và đầu lâu làm bát ăn hoặc đồ trang sức, thậm chí làm tình với xác chết. Ghê rợn hơn, người Aghori còn vớt các xác chết từ sông Hằng lên để ăn. Họ tin rằng sức mạnh đến từ cái chết. Một số nghi lễ kỳ quặc khác phải kể đến việc đi trên lửa để thể hiện lòng tôn kính với thần Draupadi của người Timiti ở Tamil Nadu, hay móc những móc sắt vào lưng người để treo lên ở đền Kali, Kerala… Thời trước, các góa phụ trẻ bị thiêu theo chồng.

Nghi lễ hành xác

Đây là nghi lễ phổ biến ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh trong thời kỳ Muharram

Đây là nghi lễ phổ biến ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh trong thời kỳ Muharram

Đây là nghi lễ phổ biến ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh trong thời kỳ Muharram, đây là tháng đầu tiên theo lịch của đạo Hồi, là dịp tưởng niệm Hussein ibn Ali, người tử vì đạo và là cháu trai của nhà tiên tri Muhammad. Hussein cùng 72 chiến binh bị kẻ thù sát hại trong một cuộc chiến vào thế kỷ thứ 7 tại Kerbala. Để thực hiện nghi lễ này, họ phải cởi trần, dùng chùm roi có buộc những lưỡi dao để tự quất vào cơ thể cho tới khi khắp người bê bết máu.

Cạo đầu dâng thần thánh

Người dân ở một số vùng tại Ấn Độ tin rằng, cạo đầu dâng tóc cho thần thánh là để tỏ lòng biết ơn

Người dân ở một số vùng tại Ấn Độ tin rằng, cạo đầu dâng tóc cho thần thánh là để tỏ lòng biết ơn

Người dân ở một số vùng tại Ấn Độ tin rằng, cạo đầu dâng tóc cho thần thánh là để tỏ lòng biết ơn. Kỳ quặc hơn, người theo đạo Jain không chỉ cạo mà còn nhổ sạch tóc trên đầu bằng cách tự nhổ hoặc nhờ người khác nhổ cho. Mỗi năm họ làm từ 1-2 lần, để tự rèn luyện sức chịu đựng những cơn đau.

Làm đám cưới giả để trừ tà

Người Ấn Độ tin vào linh hồn và bói toán, đặc biệt là bói toán dựa vào ngày tháng năm sinh.

Người Ấn Độ tin vào linh hồn và bói toán, đặc biệt là bói toán dựa vào ngày tháng năm sinh.

Người Ấn Độ tin vào linh hồn và bói toán, đặc biệt là bói toán dựa vào ngày tháng năm sinh. Theo đó, một số phụ nữ được cho là có “mangal dosh” (sát phu) và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người chồng. Để giải hạn, những người phụ nữ này phải làm đám cưới với một cái cây hoặc một con vật nào đó như dê hoặc chó. Nghi lễ này cũng được áp dụng với những phụ nữ có ngoại hình bất thường như sứt môi, có răng từ lúc mới đẻ… để trừ tà ma.

Đánh rơi trẻ sơ sinh

Nghi lễ kinh dị này được cả người Hindu lẫn người đạo Hồi thực hiện.

Nghi lễ kinh dị này được cả người Hindu lẫn người đạo Hồi thực hiện.

Nghi lễ kinh dị này được cả người Hindu lẫn người đạo Hồi thực hiện. Tại Baba Umer Dargah gần Sholapur, Maharashtra, và đền thờ Sri Santeswar gần Indi, Karnataka, nghi lễ này đã được phổ biến trong khoảng 700 năm. Để ban phước lành và may mắn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi, họ thả đứa trẻ từ trên tháp có độ cao 15m xuống đất, bên dưới có đám người chờ sẵn để đỡ đứa trẻ.

Bắt trẻ em kết hôn

Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ với phụ nữ là 18, đàn ông là 21

Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ với phụ nữ là 18, đàn ông là 21

Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ với phụ nữ là 18, đàn ông là 21. Tuy nhiên, luật này không được áp dụng ở một số vùng nông thôn, nơi đám cưới trẻ con bắt đầu được thực hiện từ năm 1929. Nhiều em chỉ mới 7 tuổi ở Rajgarh cách Bhopal, thủ phủ của bang Madhya Pradesh 104 km về phía Tây Bắc Ấn Độ đã phải kết hôn. Sau lễ cưới, các cô dâu nhí vẫn ở nhà cha mẹ đẻ và chỉ đến ở nhà chồng khi đã trưởng thành.

Phá thai nếu sinh con gái

Nhiều gia đình ở Ấn Độ bị áp lực bởi truyền thống trao của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng, hoặc bị mất danh dự do con gái xấu xí, hoặc đã bị hãm hiếp mà không lấy được chồng, bởi vậy họ không hề muốn sinh con gái.

Nhiều gia đình ở Ấn Độ bị áp lực bởi truyền thống trao của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng, hoặc bị mất danh dự do con gái xấu xí, hoặc đã bị hãm hiếp mà không lấy được chồng, bởi vậy họ không hề muốn sinh con gái.

Nhiều gia đình ở Ấn Độ bị áp lực bởi truyền thống trao của hồi môn cho con gái trước khi về nhà chồng, hoặc bị mất danh dự do con gái xấu xí, hoặc đã bị hãm hiếp mà không lấy được chồng, bởi vậy họ không hề muốn sinh con gái. Ngược lại, con trai là người duy trì dòng tộc và mang lại tiền bạc từ của hồi môn của vợ. Kết quả là, việc phá thai nếu chẩn đoán là con gái xảy ra phổ biến ở khắp nơi, kể cả ở thành phố và các gia đình có giáo dục. Cách phá thai phổ biến nhất là ăn một số loại thảo dược. Nếu sinh con rồi, họ có thể dìm con trong sữa cho chết ngạt, hoặc cho con ăn thức ăn quá lớn để chết vì nghẹn, thậm chí chôn sống con.

Của hồi môn

Theo truyền thống, trong đám cưới, gia đình cô dâu sẽ trao đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn, được gọi là Stree-dhan

Theo truyền thống, trong đám cưới, gia đình cô dâu sẽ trao đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn, được gọi là Stree-dhan

Theo truyền thống, trong đám cưới, gia đình cô dâu sẽ trao đồ trang sức bằng vàng làm của hồi môn, được gọi là Stree-dhan. Truyền thống này thay đổi dần theo thời gian, của hồi môn được thay bằng tiền mặt, đất đai, thậm chí chi tiền cho việc học hành cho chú rể, để cảm ơn họ chăm sóc cho con gái của mình. Việc này trở thành gánh nặng cho các gia đình, nhiều cô dâu bị giết hoặc bị tra tấn vì của hồi môn, nhiều nhà còn tự tử vì quá nghèo.

Giết con vì mất mặt

Hôn nhân ở Ấn Độ không đơn giản là việc của đôi trẻ, mà là sự gắn kết của hai gia đình.

Hôn nhân ở Ấn Độ không đơn giản là việc của đôi trẻ, mà là sự gắn kết của hai gia đình.

Hôn nhân ở Ấn Độ không đơn giản là việc của đôi trẻ, mà là sự gắn kết của hai gia đình. Bởi vậy, họ đặc biệt chú trọng đến việc kết hôn môn đăng hộ đối với người cùng đẳng cấp, cộng đồng, tôn giáo và địa vị xã hội. Ngoài ra, họ đặc biệt nghiêm khắc trong việc mặc gì, nói chuyện với ai… Trong trường hợp một thành viên trong gia đình vi phạm quy định và nguyên tắc, người này sẽ bị gia đình từ bỏ hoặc giết chết vì tội làm ô uế thanh danh của gia đình và cộng đồng.

Hôn nhân sắp đặt

Tình trạng hôn nhân sắp đặt phổ biến từ thế kỷ 18 đến ngày nay.

Tình trạng hôn nhân sắp đặt phổ biến từ thế kỷ 18 đến ngày nay.

Tình trạng này phổ biến từ thế kỷ 18 đến ngày nay. Thanh niên không được tự ý chọn bạn đời mà phải do bố mẹ, họ hàng hoặc bạn bè chọn cho, dựa vào địa vị xã hội, tôn giáo và bói toán.

Theo Zing News

Đặt ngay KHÁCH SẠN RAJASTHAN giá chỉ từ 274.000 VND tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...