Nét độc đáo trong văn hóa trà trên khắp thế giới

15:24 02/03/2015

Một tách trà không chỉ đơn thuần là một thức uống. Nó còn chứa đựng cả một quá trình lịch sử mà trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm, thậm chí là nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trên hành tinh.

Trước khi có thép, dầu,xe hơi, súng và thậm chí là... Coca-Cola, trà đã có hiện hữu. Châu Á được xem là cái nôi của văn hóa trà trên thế giới.

Trước khi có thép, dầu,xe hơi, súng và thậm chí là… Coca-Cola, trà đã có hiện hữu. Châu Á được xem là cái nôi của văn hóa trà trên thế giới. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Anh

Loại trà mà người Anh yêu thích nhất chính là Earl Grey, hay còn gọi là trà bá tước Grey. Trà Earl Grey là một loại trà hỗn hợp bao gồm trà đen truyền thống Trung Quốc được thêm vào tinh dầu quả bergamot, một loại quả lai giữa cam và chanh. Được biết, người Anh là người yêu trà nhất trên thế giới, họ có thể uống trà 5 lần trong một ngày.

Loại trà mà người Anh yêu thích nhất chính là Earl Grey, hay còn gọi là trà bá tước Grey.

Loại trà mà người Anh yêu thích nhất chính là Earl Grey, hay còn gọi là trà bá tước Grey. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Ấn Độ

Nhắc đến trà Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến Assam (vốn là biểu tượng của Ấn Độ). Trà này được trồng gần biển, và có vị cực kỳ khác biệt giống như mùi mạch nha, cực mạnh, màu lại sáng.

Nhắc đến trà Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến Assam (vốn là biểu tượng của Ấn Độ).

Nhắc đến trà Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến Assam (vốn là biểu tượng của Ấn Độ). Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Hiện vương quốc trà Assam của Ấn Độ đang là khu vực trồng trà lớn nhất thế giới, trải dài từ sông Brahmaputra, đến biên giới Bangladesh và Myanmar. Phong cách uống trà của người Ấn Độ không cầu kỳ như người Anh, nhưng giống ở đồ thêm vào. Thỉnh thoảng, người Ấn cho sữa vào trà như người Anh. Ngoài ra, họ còn thêm đường, muối, quế, gừng, hoa hồi, thì là, hạt tiêu, hạt nhục đậu khấu, và đinh hương.

Morocco

Trà bạc hà chính là thức uống quốc hồn quốc túy của Morocco.

Trà bạc hà chính là thức uống quốc hồn quốc túy của Morocco. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Bất cứ ai đã từng đến Morocco đều biết rằng ở đó, một lời chào không bao giờ thiếu một ly trà bạc hà nóng. Trà bạc hà chính là thức uống quốc hồn quốc túy của Morocco, đồng thời là biểu tượng trong các bệnh viện ở đất nước này.

Trà bạc hà của người Morocco bao gồm: nước trà từ một loại lá trà tên “thuốc súng” (gunpowder), lá bạc hà tươi và đường. Người Morocco có hai cách thưởng thức trà bạc hà:

– Làm sẵn hết: từ hãm trà, bỏ lá, bỏ đường rồi đổ vào một cái bình bạc cao. Lúc thưởng thức, sẽ rót từ trên cao vào ly, tạo bọt cho trà.

– Hãm trà riêng, bỏ sẵn lá bạc hà và đường sẵn trong ly, khi nào thưởng thức sẽ rót nước trà vào. Trà bạc hà phải dùng nóng mới ngon.

Trung Quốc

Trung Quốc có rất nhiều loại trà khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà Ô Long. Có thể nói đây chính là nơi cho ra sản phẩm Ô Long ngon và đúng điệu nhất.

Trung Quốc có rất nhiều loại trà khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà Ô Long.

Trung Quốc có rất nhiều loại trà khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là trà Ô Long. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Trà Ô Long được tạo ra từ những búp trà tốt nhất, phơi héo dưới ánh mặt trời, sau đó oxi hóa trước khi các lá chè uốn và xoắn lại, giống những con rồng màu đen. Dù Ô Long luôn là loại trà có giá đắt nhất nhì, nhưng vì hương vị tuyệt vời của nó, những người sành trà ở Trung Quốc luôn cố tích trữ trong nhà vài lạng, để thỉnh thoảng mang ra thưởng thức hoặc đãi khách quý. Trà Ô Long cũng có nhiều chủng loại khác nhau.

Nhật Bản

Thói quen thưởng trà vốn được xem là nét đẹp điển hình trong văn hóa ẩm thực Nhật xưa và nay. Người Nhật có một quan niệm về ý nghĩa, tác dụng việc uống trà, cách thức pha trà cũng như thưởng trà… rất khác biệt và tuân thủ những quy tắc chặt chẽ. Việc thưởng trà của người dân đất nước mặt trời mọc thể hiện hài hòa nét thẩm mỹ và tính triết học qua 4 yếu tố: wa – sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei – sự tôn kính (đối với người khác), sei – sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku – sự yên tĩnh.

Thói quen thưởng trà vốn được xem là nét đẹp điển hình trong văn hóa ẩm thực Nhật xưa và nay.

Thói quen thưởng trà vốn được xem là nét đẹp điển hình trong văn hóa ẩm thực Nhật xưa và nay. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Đông Phi

Nét đặc sắc nhất trong văn hóa trà ở các nước Đông Phi đó là thưởng thức trà chiều

Nét đặc sắc nhất trong văn hóa trà ở các nước Đông Phi đó là thưởng thức trà chiều. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Nét đặc sắc nhất trong văn hóa trà ở các nước Đông Phi đó là thưởng thức trà chiều. Trà được trồng phần lớn ở Malawi và Kenya với một mùi thơm rất đặc biệt.

Nga

Ở Nga, cả trà xanh lẫn trà đen đều được pha trong ấm samovar và không dùng với sữa.

Ở Nga, cả trà xanh lẫn trà đen đều được pha trong ấm samovar và không dùng với sữa. Ảnh: Anna Williams/Prop styling by Amy Wilson

Người Nga bắt đầu uống trà từ thế kỷ thứ 17, xong loại đồ uống này không được biết đến nhiều cho đến đầu thế kỷ 19. Ở Nga, cả trà xanh lẫn trà đen đều được pha trong ấm samovar và không dùng với sữa. Người Nga thường rót trà vào cốc có quai bằng kim loại, cho một viên đường hoặc thìa mứt đầy vào miệng rồi mới nhấp một ngụm trà. Truyền thống uống trà ở Nga thường gắn liền với ấm Samovar – một chiếc bình trà lớn, kiểu dáng tinh tế, duy trì hàng lít nước ở nhiệt độ cao. Vì thời tiết nước Nga lạnh giá nên người Nga quan niệm trà là loại thức uống làm ấm tim cũng như làm ấm cơ thể.

Theo Cntraveler.com

Đặt phòng khách sạn trực tuyến với giá tốt nhất TIẾT KIỆM ĐẾN 65% tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...