Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công cây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. Ảnh vnexpress.
Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. Ảnh vnexpress.
Bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. Trước mặt Tiền đường là thảm cỏ xanh mướt, với những hàng cau cảnh nhỏ bên cạnh. Hai bên hành lang là hai bia đá cổ, khắc ghi lịch sử xây dựng của chùa. Ảnh vnexpress.
Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m2, gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Ảnh vnexpress.
Hai bên là dãy hành lang dẫn tới các gian thờ. Dãy hành lang này cũng được lợp mái ngói và chống bằng cột gỗ lim, rất ấn tượng. Những con đường lát đá sẽ đưa bạn đến gian thờ Phật, Thánh, gian thờ Tổ và tháp chuông. Ảnh vnexpress.
Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”. Ảnh vnexpress.
Gác chuông chùa Keo với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Ảnh vnexpress.
Bên cạnh kiến trúc cổ, chùa Keo còn lưu giữ rất nhiều pho tượng lâu đời. Ảnh vnexpress.
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng để xây chùa là gỗ, gạch ngói và đá. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa vẫn toát lên vẻ cổ kính, vững chắc với thời gian. Ảnh vnexpress.
Trải qua 400 năm những hoa văn kiến trúc thời nhà Lê vẫn còn được bảo tồn. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, chùa Keo được nhà nước xếp hạng là “Di tích Quốc gia đặc biệt”. Ảnh vnexpress.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Ảnh vnexpress.