Top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam cần chinh phục trong năm 2015

14:44 08/01/2015

Ngoài Fansipan là nóc nhà Đông Dương, danh sách dưới đây được tổng hợp từ kinh nghiệm du lịch của rất nhiều người từ trước đến nay. Đây là top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam với những cung đường tuyệt vời.

Du lịch Việt Nam năm 2015 chinh phục 10 ngọn núi cao nhất

1. Fansipan (3.143m)

Đỉnh Fansipan cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài từ Phong Thổ - Lai Châu đến Hòa Bình

Đỉnh Fansipan cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài từ Phong Thổ – Lai Châu đến Hòa Bình. Ảnh: chaulonghotel

Vị trí địa lý nằm trên ranh giới giữa Lai Châu và Lào Cai (ngã ba ranh giới 3 huyện Tân Uyên, Tam Đường và Sapa). Đỉnh Fansipan cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài từ Phong Thổ – Lai Châu đến Hòa Bình, đây cũng là ngọn núi cao nhất Đông Dương nên được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Theo các nhà địa chất thì Fansipan hình thành từ kỷ Phấn Trắng – Đại Trung Sinh cách nay khoảng 100 triệu năm. Người Mông bản địa gọi nơi này là Hủa Xi Pan nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, một vùng núi cao linh thiêng được họ chọn làm nơi sinh sống từ khi mới di cư vào vùng đất này.

2. Phu Ta Leng (3.096m)

Phu Ta Leng - đỉnh núi nằm ở Lai Châu thuộc vào hàng hoang vu và hiểm trở bậc nhất Việt Nam

Phu Ta Leng – đỉnh núi nằm ở Lai Châu thuộc vào hàng hoang vu và hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Ảnh: VnExpress

Phu Ta Leng – đỉnh núi nằm ở Lai Châu thuộc vào hàng hoang vu và hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Ngọn cao thứ hai cũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở phía Tây Bắc đỉnh Fansipan. Giữa hai đỉnh núi có đèo Hoàng Liên (Ô Quy Hồ) cao 2.600m và đường quốc lộ 4D chạy qua, đi từ Lào Cai sang Lai Châu. So với Fansipan được nhiều người chọn làm điểm đến khó quên trong cuộc đời thì đỉnh núi này vô cùng hoang vu, hiểm trở và từ lâu vắng dấu chân người. Đỉnh này đã được một nhóm khai mở vào năm 2012, từ đó đã có một số đoàn tiếp tục tiến vào đây. Nhóm QL1 đã là nhóm thứ 2 đặt chân lên ngọn núi này.

3. Pu Si Lung (3.076m)

Cột mốc 42.

Cột mốc 42. Ảnh: Thành Lucky

Pu Si Lung là khối núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Lai Châu, giữa Sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na (phụ lưu tả ngạn Sông Đà), tại biên giới Việt – Trung. Cách Mường Tè khoảng 28km về phía Tây Bắc. Diện tích khoảng 2.400km2. Dù đứng thứ 3 về độ cao nhưng thực chất thì đỉnh Pu Si Lung là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3.775m chứ không phải Fansipan.

Đỉnh Pu Si Lung.

Đỉnh Pu Si Lung. Ảnh: Thành Lucky

Quỷ Cốc Tử là một dân phượt có tiếng và cũng là một phóng viên có giấy giới thiệu đã từng leo vào đến một cột mốc 42 vào năm 2013. Giữa năm 2014, thành viên Thành Lucky đã chinh phục Pu Si Lung thành công. Đây là một ngọn núi có quãng đường đi dài kỷ lục trên 48km, mất khoảng 5 ngày 4 đêm. Chinh phục Pu Si Lung không có khó nếu như bạn đã từng đi qua 1 trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nhưng để xin giấy phép lại không phải là điều dễ dàng.

4. Bạch Mộc Lương Tử (3.045m)

Trước đây, Bạch Mộc Lương Tử được biết đến với độ cao 2.998m, là ngọn núi cao thứ tư Việt Nam

Trước đây, Bạch Mộc Lương Tử được biết đến với độ cao 2.998m, là ngọn núi cao thứ tư Việt Nam. Ảnh: Hachi8

Trước đây, Bạch Mộc Lương Tử được biết đến với độ cao 2.998m, là ngọn núi cao thứ tư Việt Nam. Cuối năm 2013, dân phượt đi chấm đã đo được độ cao của Bạch Mộc Lương Tử là 3.045m. Bạch Mộc Lương Tử mới được khai phá đường lên năm 2012, là một địa danh còn nhiều bí ẩn và là cái tên còn khá xa lạ với dân phượt. Để leo núi Muối, chinh phục dãy Bạch Mộc Lương Tử bạn phải mất 3 ngày 2 đêm leo núi. Hiện có hai hướng leo, một là từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hai là từ bản Dền Sung, xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Bạn có thể kết hợp leo lên một đường và về một đường để có nhiều trải nghiệm hơn. Mới đây, Hachi8 – một dân phượt chuyên nghiệp đã chinh phục được Bạch Mộc Lương Tử trên đỉnh núi Muối cực kỳ hùng vĩ.

5. Pú Luông (2.985m)

Pú Luông là đỉnh cao 2985m thuộc tỉnh Yên Bái và sát mép tỉnh Sơn La. Dân H’mông ở đây gọi đỉnh này là đỉnh Cột Cờ vì trước có cắm cờ giờ đã nhổ ra và mới đây có đổ bê tông ngay tại chỗ trước đây cắm cờ để ghi nhớ dấu mốc xưa. Đây là đỉnh núi cao thứ 5 của Việt Nam, thuộc khối núi Pú Luông, là khối núi cao thứ 3 Việt Nam sau khối Fansipan và khối Đặng Mộng Lương Tử.

6. Phu Song Sung – Tà Chì Nhù – Chung Chùa Nhà (2.971m)

Tuy chỉ cao 2.985m, thấp hơn “nóc nhà Đông Dương” nhưng đường lên Phu Song Sung rất khó đi

Tuy chỉ cao 2.985m, thấp hơn “nóc nhà Đông Dương” nhưng đường lên Phu Song Sung rất khó đi. Ảnh: vietq

Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam, nằm trong địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là đỉnh núi mơ ước của biết bao dân yêu leo núi vì nổi tiếng với biển mây ở lưng trời. Thời điểm đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 khi khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, cứ quanh quẩn bên núi mãi không tan. Tuy chỉ cao 2.985m, thấp hơn “nóc nhà Đông Dương” nhưng đường lên Phu Song Sung rất khó đi, trơn trượt, dốc nối dốc, bụi cát bay mịt mù theo chân người như nhuộm vàng những vạt xuyến chi dọc con đường mòn.

7. Lùng Cúng (2.913m)

Đỉnh Lùng Cúng thuộc thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài (xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái)

Đỉnh Lùng Cúng thuộc thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài (xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái). Ảnh: Rebel

Đỉnh Lùng Cúng thuộc thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài (xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái). Đỉnh cao này gây thử thách ngay từ đường vào thôn vì đây là một xã vùng sâu vùng xa nghèo khó của vùng núi Tây Bắc. Lùng Cúng là bản gần như xa nhất, cách trung tâm xã Nậm. Có hơn hai mươi cây số đường rừng núi, đi xe máy tới nơi khoảng hơn hai tiếng đồng hồ (vào những ngày tạnh nắng), đường đi nhỏ hẹp, dốc đứng quanh co. Trong ký sự của cô giáo Lê Xuân viết khi vào bản Lùng Cúng ngày 23/11/2014 có đoạn: “Càng đi lên cao đường bản càng quanh co trơn trượt, tôi lọt thỏm trong sương mù, chỉ có thể nhìn rõ đường đi trong khoảng cách tầm hơn ba mươi mét trở lại. Đi rồi nghỉ, nghỉ lại đi cuối cùng tôi cũng đi ra khỏi sương mù đến một đoạn đường bằng phẳng đầy nắng, đó là đỉnh Lùng Cúng”.

8. Xi Giơ Pao (2.876m)

Vẫn đang chờ các tay phượt chinh phục.

9. Sa Phình (2.872m)

Vẫn đang chờ các tay phượt chinh phục.

10. Tà Xùa (2.865m)

Để chinh phục đỉnh Tà Xùa, với thể lực khá sẽ mất 3 ngày 2 đêm.

Để chinh phục đỉnh Tà Xùa, với thể lực khá sẽ mất 3 ngày 2 đêm. Ảnh: phuot

Dãy Tà Xùa hùng vĩ được hợp thành từ ba đỉnh với đặc trưng là “đầu rùa” và “sống lưng khủng long” đường lên ở bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đỉnh cao nhất 2.865m xếp thứ 10 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục với thể lực khá sẽ mất 3 ngày 2 đêm. Sau gần 4 giờ đồng hồ cố gắng từng bước bạn sẽ đến được đầu rùa ở độ cao 2.100m. Được đứng trên đầu rùa phóng tầm nhìn và hét hết hơi là một cảm rất thú vị. Tiếp tục hơn 1 giờ với những con dốc dài là đến sống lưng khủng long. Đến đây không có đường nối thẳng qua sống lưng mà phải dùng cả chân lẫn tay thật cẩn thận lần vách núi bò xuống, rồi tiếp tục lần vách bò vòng lên. Phía dưới là vực sâu thi thoảng có những cơn gió lớn phải ép sát thân vào vách. Nguy hiểm thật sự rình rập một sơ xuất là trượt xuống vực không có gì cản lại. Mất 3 giờ để chinh phục sống lưng và đến điểm hạ trại. Đường đến đỉnh cao nhất tương đối dễ dàng bạn sẽ ngạc nhiên vì trên đỉnh xung quanh là cây cối hoàn toàn không có tầm nhìn. Còn để đến được đỉnh cao thứ nhì 2.750m sẽ mất thêm 5 giờ đồng hồ nữa.

Theo Traveltimes.vn

Đặt khách sạn trực tuyến với giá tốt nhất tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...