Những sân chim đặc sắc của miền Tây

10:21 05/04/2016

Bức tranh tuyệt đẹp của hàng ngàn cánh cò trắng xóa bay về tổ, sự lo lắng thái quá cho đàn con, hay ánh mắt ngơ ngác của lũ chim con… sẽ níu chân bạn ở những nơi này. Cùng chúng tôi khám phá những sân chim đặc sắc của miền Tây nhé!

nhungsanchimtaimientay-ivivu-1

Sân chim Vàm Hồ thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách TP Hồ Chí Minh 120 km. Từ thành phố Bến Tre theo đường tỉnh 885, đến thị trấn Ba Tri rồi rẽ về ngả Tân Xuân là đến Vàm Hồ. Đây là hệ sinh thái tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long. Ảnh: hanhdungtourist Những sân chim đặc sắc của miền Tây

nhungsanchimtaimientay-ivivu-2

Vàm Hồ đẹp nhất vào buổi chiều (tầm 16-17h). Khi đó, từ phía chân trời xa xa, từng chấm nhỏ li ti di động ngày càng rõ dần, lát sau là hàng ngàn con cò lượn lờ dưới ánh hoàng hôn rồi nhẹ nhàng đáp lên thảm rừng chà là xanh biếc. Đó cũng là lúc, không gian yên tĩnh của nơi này bị hàng ngàn tiếng chim phá vỡ mang đến cảm giác vừa ồn ào, vừa yên bình của nơi “đất lành chim đậu”. Ảnh: ZIZI

nhungsanchimtaimientay-ivivu-3

Vườn cò Bằng Lăng thuộc xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Đây là một trong những sân chim lớn nhất, khu du lịch sinh thái nổi tiếng nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Có 2 cách để đến vườn cò. Đi đường thủy, bạn thuê thuyền thong thả theo dòng sông Hậu, rồi len lỏi trên các con kênh nhỏ rồi rẽ vào vườn. Đường bộ: từ Cần Thơ, đi theo quốc lộ 91, qua khỏi huyện Ô Môn, đến huyện Thốt Nốt khoảng 60 km đến cầu Bằng Lăng. Ảnh: atadi.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-4

Nến đến vào lúc xế trưa, bạn có thể làm chuyến khám phá trong vườn, ngắm những chú cò con bé xíu, những ổ trứng xinh xinh hay đánh một giấc dài trong không gian yên bình. Nói như thế bởi khoảng lặng ấy sẽ bị phá vỡ với những tiếng đập cánh xao xác, với những tiếng chim con đói mồi, với cảnh giành chỗ đậu của loại chim “hiền lành” này. Ảnh: hoixe.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-5

Vườn cò Tân Long tọa lạc tại xã Long Bình, huyện Ngã Năm, Sóc Trăng. Cách đến nơi này như sau: từ thị trấn Ngã Năm, thuộc huyện Ngã Năm, bạn đi dọc theo tỉnh lộ 42 khoảng 5km, sẽ đến vườn cò. Ngoài đường bộ, bạn có thể thả thuyền trên dòng kênh mát rượi uốn lượn theo tỉnh lộ 42 để đến đây. Ảnh:sotaydulich.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-6

Vườn cò này có đủ loài cò, đặc biệt là diệc mốc, loài quý hiếm nhất trong vườn cò có số lượng chỉ vài trăm con. Đến đây, ngoài cơ hội được quan sát đời sống của các chú cò, nghỉ ngơi, thư giãn, bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ngon dân dã như bánh xèo, bún xào, bún nước lèo… Ảnh: cungbandulich.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-7

Rừng vườn chim Bạc Liêu thuộc phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, có diện tích rộng trên 285 ha. Đây là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên. Ảnh:ZIZI.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-8

Nếu đến vào lúc tảng sáng hay khi hoàng hôn buông xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh tuyệt đẹp của từng đàn chim theo đội hình thả mình từ trên cao sà xuống mặt nước rồi lại vỗ cánh bay vút lên không trung. Ảnh: Dulichhanhtrinhviet.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-9

Đường ngắn nhất từ Sài Gòn đi Tràm Chim (Đồng Tháp) là theo đường N2, khoảng 140km. Từ Sài Gòn, đến vòng xoay Phú Lâm, vào đường Bà Hom, thẳng tỉnh lộ 10, đến Đức Hòa. Đến ngã ba Đức Hòa, rẽ trái vào tỉnh lộ 9. Đi trên tỉnh lộ 9 khoảng 3 km, rẽ phải theo đường đất (xe hơi đi được) ra đường N 2. Theo đường N 2 đến Thạnh Hóa, vào quốc lộ 62. Theo quốc lộ 62 đến Tân Thạnh, vào tỉnh lộ 829, 844 đến Tràm Chim. Ảnh: Hải An.

nhungsanchimtaimientay-ivivu-10

Khu dự trữ sinh quyển Ramsar thứ 2.000 của thế giới nỗi tiếng với sự có mặt của sếu đầu đỏ, một trong những loại chim được ghi vào sách đỏ. Ngoài ra, khám phá thế giới của các loại chim, nếu đến đây vào thời gian này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và pose hình với thảm hoa vàng rực rỡ của nơi đây. Ảnh: Hải An

Theo Zing News

Đặt khách sạn với iVIVU.com và chiêm ngưỡng các cảnh đẹp của đất nước.

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...