Du lịch Trung Quốc khám phá những truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành

08:38 29/04/2015

Tháp Quả Phụ, câu chuyện về 10 anh em, sự tích Nhạc Môn Quan, tục lệ đặc biệt ở Gia Dục Quan… là những truyền thuyết thú vị khiến nhiều du khách muốn tới thăm nơi đây.

Xem thêm thông tin: Du lịch Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc khám phá những truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành

Tháp Quả Phụ

Đoạn Tai Ping Zhai của Vạn Lý Trường Thành nằm gần Huang Ya Guan có một tòa tháp nổi tiếng tên là tháp Quả Phụ. Tương truyền, khi xây dựng Huang Ya Guan, 12 người đến từ tỉnh Hà Nam đã thiệt mạng.

Tháp Quả Phụ trên Vạn Lý Trường Thành.

Tháp Quả Phụ trên Vạn Lý Trường Thành.

Những người vợ đã rất đau khổ khi biết tin. Sau đó, họ đã dùng tiền bồi thường để xây dựng tòa tháp tưởng nhớ chồng mình.

Câu chuyện về 10 anh em

Để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, nhiều người đã phải chịu đựng vất vả, khổ sở, thậm chí là mất mạng. Truyện kể rằng một nhà nọ có 10 anh em, mỗi người có một khả năng đặc biệt. Người anh cả có thể nghe được từ khoảng cách lớn, anh hai nhìn xa được hơn 500 km, anh ba khỏe như bò đực, anh tư có đầu cứng như thép, anh năm có thân rắn như sắt, anh sáu có chân rất dài, anh bảy có đầu rất to, anh tám có bàn chân lớn, anh chín có mồm rộng và em út có đôi mắt rất to khiến nhiều người sợ hãi.

Đàn ông buộc phải đi xây Vạn Lý Trường Thành.

Đàn ông buộc phải đi xây Vạn Lý Trường Thành.

Một ngày, khi họ đang làm việc ở trang trại thì anh cả nghe thấy tiếng khóc. Anh hai nhìn thử thì thấy những công nhân xây Vạn Lý Trường Thành đang khóc than vì cơn đói. Anh ba nổi giận liền chạy tới giúp họ.

Khi những người quản lý thấy anh ba tới, họ không thèm hỏi mục đích mà lập tức ra lệnh chém đầu anh. Anh hai ở trang trại thấy điều đó và thông báo cho các anh em. Anh tư nhanh chóng tới thế chỗ anh ba. Những người quản lý chém đầu anh tư vô số lần nhưng không thành công. Họ quyết định đánh anh nhưng anh năm đã thế chỗ, khiến họ không làm được gì.

Họ quyết định ném anh xuống biển, nhưng anh sáu đã tới kịp và dễ dàng đứng dưới biển. Anh sáu bắt được khoảng 30 kg cá. Anh bảy tới và dùng mũ của mình đựng chúng. Anh tám lên núi chặt củi để nấu cá. Anh chín ăn một miếng hết tất cả chỗ cá khiến người em út nổi giận và khóc. Nước mắt của em út tạo thành lũ và phá hủy một phần của Trường Thành.

Đền Wangxiao

Ngày xửa ngày xưa, một cậu bé 12 tuổi có sức mạnh hơn người tên Wangxiao. Thời đó, việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành vừa mới bắt đầu. Những người đàn ông khỏe mạnh buộc phải làm việc không công tại Trường Thành, Wangxiao cũng không thoát được.

Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành.

Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành.

Những người lớn tận dụng sự ngây thơ của cậu, để cậu làm việc trong khi họ nghỉ ngơi. Wangxiao ngoan ngoãn nghe lời. Không may, do vẫn còn nhỏ, cậu sớm qua đời vì làm việc quá sức. Mọi người ân hận và thương tiếc cậu bé. Họ dựng một ngôi đền thờ Wangxiao gần Vạn Lý Trường Thành để tưởng nhớ cậu.

Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn quan là cửa ải phòng thủ quan trọng trên Vạn Lý Trường Thành, trước đây cửa ải có tên Xijing, việc nó được đổi tên có một sự tích đặc biệt. Một nhà sư đang đi chu du thiên hạ để nghiên cứu về đạo Phật. Một ngày ông tới cửa ải và thấy đói, quanh đó không có dân cư nên ông không thể khất thực.

Cửa ải Nhạn Môn Quan được sửa chữa năm 2010.

Cửa ải Nhạn Môn Quan được sửa chữa năm 2010.

Vài con chim nhạn bay qua trên đầu khiến ông nhìn lên và thoáng nghĩ tới món thịt chim. Tuy nhiên, việc giết và ăn thịt động vật được coi là một tội lớn với các nhà sư. Ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong đầu ông và ông cũng không để ý nhiều tới điều đó. Không may, một con chim nhạn biết điều đó và đã quyết định xả thân vì nhà sư.

Nó thả mình rơi xuống và chết trước mặt ông. Nhà sư rất bất ngờ và cảm động khi nhận ra con chim nhạn đã hy sinh mạng sống vì ông. Ông không thể ăn thịt nó, không phải chỉ vì điều đó trái với đạo Phật mà còn vì kính trọng con chim nhạn đã xả thân. Ông chôn cất và dựng một ngôi chùa nhỏ cạnh mộ nó.

Tục lệ đặc biệt ở Gia Dục Quan

Gia Dục Quan là cửa ải nằm ở đầu phía tây của Vạn Lý Trường Thành cạnh sa mạc Gobi không người sinh sống. Ngày xưa, chỉ có những khách lang bạt và thương nhân mới liều mạng qua lại nơi đây, tính mạng của họ phụ thuộc vào số phận.

Gia Dục Quan được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Gia Dục Quan được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Mọi người có thói quen ném đá lên tường của Gia Dục Quan. Nếu viên đá tạo ra tiếng động, dù nhỏ hay to, thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy họ sẽ kiếm được nhiều tiền và điều quan trọng hơn là trở về an toàn. Ngược lại, nếu không có tiếng gì, họ sẽ lạc lối trên sa mạc rộng lớn và không bao giờ trở lại. Truyền thống này tồn tại dọc Gia Dục Quan.

Theo Zing News

Xem thêm Khách sạn Trung Quốc giá ưu đãi tốt nhất tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm Nang Du Lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!)
Loading...