Những động vật nguy hiểm chết người trên đường du lịch

08:46 08/10/2015

Từ nhện độc, cá mập, sứa tới những con ong khổng lồ, những động vật này có thể khiến kỳ nghỉ của du khách trở nên tồi tệ, thậm chí là mất mạng.

Nhật Bản - ong bắp cày khổng lồ và bạch tuộc đốm xanh: Loài ong bắp cày này có thể đạt chiều dài 4,5 cm và khá hung dữ. Nọc độc của chúng gây đau đớn và nạn nhân phải đi viện. Nếu bị dị ứng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ. Mỗi năm ở Nhật có khoảng 30-40 người chết vì ong bắp cày. Ảnh: Reddit.

Nhật Bản – ong bắp cày khổng lồ và bạch tuộc đốm xanh: Loài ong bắp cày này có thể đạt chiều dài 4,5 cm và khá hung dữ. Nọc độc của chúng gây đau đớn và nạn nhân phải đi viện. Nếu bị dị ứng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ. Mỗi năm ở Nhật có khoảng 30-40 người chết vì ong bắp cày. Ảnh: Reddit.

Du khách nên tránh xa tổ của chúng để không bị nhiều con tấn công. Bình thường ong bắp cày chỉ đốt khi bị kích động. Đừng bỏ chạy, vì chúng bay nhanh hơn bạn chạy nhiều và mục tiêu di chuyển càng kích thích chúng tấn công. Hãy ngồi xuống, bất động và cố gắng che đầu lại. Nếu bị đốt, hãy tới bệnh viện hoặc nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức. Ảnh: Huffington Post.

Du khách nên tránh xa tổ của chúng để không bị nhiều con tấn công. Bình thường ong bắp cày chỉ đốt khi bị kích động. Đừng bỏ chạy, vì chúng bay nhanh hơn bạn chạy nhiều và mục tiêu di chuyển càng kích thích chúng tấn công. Hãy ngồi xuống, bất động và cố gắng che đầu lại. Nếu bị đốt, hãy tới bệnh viện hoặc nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức. Ảnh: Huffington Post.

<strong> Bạch tuộc đốm xanh</strong> khá nhỏ, nhưng nọc độc đủ để giết chết 24 người trưởng thành trong vòng vài phút. 10 phút sau khi bị tấn công, nạn nhân thường sẽ bị tê liệt. Ảnh: Mpora.

Bạch tuộc đốm xanh khá nhỏ, nhưng nọc độc đủ để giết chết 24 người trưởng thành trong vòng vài phút. 10 phút sau khi bị tấn công, nạn nhân thường sẽ bị tê liệt. Ảnh: Mpora.

Bình thường, chúng hay trốn tránh con người, nhưng nếu du khách cố tính bắt hay lùa chúng (để chụp ảnh) thì có thể bị cắn. Vết cắn của bạch tuộc đốm xanh rất nhỏ và không đau, nhưng hiện chưa có huyết thanh giải độc, khiến chúng trở thành một trong những sinh vật biển nguy hiểm người nhất. Do đó hãy cẩn thận khi xuống nước, tránh tiếp xúc với các động vật lạ. Ảnh: Brutenews.

Bình thường, chúng hay trốn tránh con người, nhưng nếu du khách cố tính bắt hay lùa chúng (để chụp ảnh) thì có thể bị cắn. Vết cắn của bạch tuộc đốm xanh rất nhỏ và không đau, nhưng hiện chưa có huyết thanh giải độc, khiến chúng trở thành một trong những sinh vật biển nguy hiểm người nhất. Do đó hãy cẩn thận khi xuống nước, tránh tiếp xúc với các động vật lạ. Ảnh: Brutenews.

Lên kế hoạch du lịch thật tiết kiệm với khách sạn giá tốt từ iVIVU.com

Nam Phi - cá mập trắng, ốc nón: Cá mập trắng là một trong những động vật săn mồi khét tiếng nhất hành tinh. Chúng xuất hiện ở nhiều vùng biển trên thế giới, tập trung ở bờ biển California, Nam Phi và Australia. Con người không phải mồi của chúng, nhưng vẫn có những vụ tấn công xảy ra. Hàm răng và cơ hàm của chúng mạnh hơn sư tử, nhiều khi có thể cắn đứt đôi người nạn nhân. Ảnh: Supercompressor.

Nam Phi – cá mập trắng, ốc nón: Cá mập trắng là một trong những động vật săn mồi khét tiếng nhất hành tinh. Chúng xuất hiện ở nhiều vùng biển trên thế giới, tập trung ở bờ biển California, Nam Phi và Australia. Con người không phải mồi của chúng, nhưng vẫn có những vụ tấn công xảy ra. Hàm răng và cơ hàm của chúng mạnh hơn sư tử, nhiều khi có thể cắn đứt đôi người nạn nhân. Ảnh: Supercompressor.

Số người thiệt mạng vì cá mập tấn công rất ít, nhưng du khách được khuyên nên chú ý tới các khuyến cáo khi tới vùng biển cá mập hay xuất hiện. Nếu chẳng may đụng độ sát thủ đại dương, hãy dùng bất cứ thứ gì bạn có trong tay (máy quay, máy ảnh, mái chèo...) đập vào đầu và vây chúng, hoặc cố đấm vào mũi chúng như một số người đã sống sót. Khi thấy cá mập, lập tức lên khỏi nước một cách bình tĩnh, đừng hoảng loạn làm nước bắn tung tóe, như thế sẽ thu hút sự chú ý của chúng hơn. Ảnh: Sportdiver.

Số người thiệt mạng vì cá mập tấn công rất ít, nhưng du khách được khuyên nên chú ý tới các khuyến cáo khi tới vùng biển cá mập hay xuất hiện. Nếu chẳng may đụng độ sát thủ đại dương, hãy dùng bất cứ thứ gì bạn có trong tay (máy quay, máy ảnh, mái chèo…) đập vào đầu và vây chúng, hoặc cố đấm vào mũi chúng như một số người đã sống sót. Khi thấy cá mập, lập tức lên khỏi nước một cách bình tĩnh, đừng hoảng loạn làm nước bắn tung tóe, như thế sẽ thu hút sự chú ý của chúng hơn. Ảnh: Sportdiver.

Ốc nón có vẻ ngoài khá vô hại, nhưng có nọc độc chết người. Nhiều du khách có thể lỡ dẫm phải hay cầm chúng lên do tò mò. Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc với ốc nón, răng móc tiêm nọc độc của chúng có thể xuyên thủng găng tay hay túi đựng. Ảnh: Echoexaminer.

Ốc nón có vẻ ngoài khá vô hại, nhưng có nọc độc chết người. Nhiều du khách có thể lỡ dẫm phải hay cầm chúng lên do tò mò. Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc với ốc nón, răng móc tiêm nọc độc của chúng có thể xuyên thủng găng tay hay túi đựng. Ảnh: Echoexaminer.

Australia - sứa box, cá sấu nước mặn, nhện Sydney, rắn Taipan: Sứa box là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới, với nọc độc có thể giết chết người trưởng thành trong 5 phút, chứa chất gây ngừng tim, tấn công hệ thần kinh và tế bào da. Ảnh: Huffington Post.

Australia – sứa box, cá sấu nước mặn, nhện Sydney, rắn Taipan: Sứa box là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới, với nọc độc có thể giết chết người trưởng thành trong 5 phút, chứa chất gây ngừng tim, tấn công hệ thần kinh và tế bào da. Ảnh: Huffington Post.

Nạn nhân có thể bị sốc, chết đuối do ngừng tim trước khi có thể bơi vào bờ và tìm sự trợ giúp. Do đó, du khách chỉ nên bơi ở các khu vực đã được xác định là an toàn, lắng nghe lời khuyên của người dân địa phương trước khi xuống nước. Ảnh: Huffington Post.

Nạn nhân có thể bị sốc, chết đuối do ngừng tim trước khi có thể bơi vào bờ và tìm sự trợ giúp. Do đó, du khách chỉ nên bơi ở các khu vực đã được xác định là an toàn, lắng nghe lời khuyên của người dân địa phương trước khi xuống nước. Ảnh: Huffington Post.

Cá sấu nước mặn sinh sống ở Australia và một số vùng Đông Nam Á, là loài bò sát lớn nhất thế giới, với chiều dài có thể lên tới hơn 6 m. Ít người có thể sống sót khi đụng độ loài này. Chúng cắn thật mạnh, sau đó lộn người để dứt tảng thịt ra trước khi nuốt chửng. Ở Australia, nhiều khu vực có biển báo cấm xuống nước, nhưng điều đó không có nghĩa là nơi không có biển sẽ an toàn. Nếu đi bộ, bạn nên tránh xa mép nước, dù đi cắm trại hay câu cá. Ảnh: National Geographic.

Cá sấu nước mặn sinh sống ở Australia và một số vùng Đông Nam Á, là loài bò sát lớn nhất thế giới, với chiều dài có thể lên tới hơn 6 m. Ít người có thể sống sót khi đụng độ loài này. Chúng cắn thật mạnh, sau đó lộn người để dứt tảng thịt ra trước khi nuốt chửng. Ở Australia, nhiều khu vực có biển báo cấm xuống nước, nhưng điều đó không có nghĩa là nơi không có biển sẽ an toàn. Nếu đi bộ, bạn nên tránh xa mép nước, dù đi cắm trại hay câu cá. Ảnh: National Geographic.

Nhanh tay đặt phòng khách sạn tại iVIVU.com nhận nhiều ưu đãi

Australia có 3 trong số những loài rắn độc nhất thế giới, với rắn Taipan nội địa xếp vị trí đầu bảng. Loài rắn này khá nhút nhát và thường tránh xa người. Tuy nhiên, loài rắn Taipan Queensland lại khá hung dữ, với nọc độc trong một vết cắn đủ để giết chết 100 người trưởng thành. Nếu bị cắn, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh giải độc. Ảnh: Zoochat.

Australia có 3 trong số những loài rắn độc nhất thế giới, với rắn Taipan nội địa xếp vị trí đầu bảng. Loài rắn này khá nhút nhát và thường tránh xa người. Tuy nhiên, loài rắn Taipan Queensland lại khá hung dữ, với nọc độc trong một vết cắn đủ để giết chết 100 người trưởng thành. Nếu bị cắn, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh giải độc. Ảnh: Zoochat.

Loài nhện Sydney có nọc độc chết người, răng nanh sắc tới mức có thể xuyên qua móng tay, và hơn hết, chúng không sợ người. Một vết cắn vào ngực có thể khiến con người mất mạng sau 15 phút. Nếu bị chúng cắn, bạn cần được tiêm thuốc chữa càng nhanh càng tốt, do đó hãy gọi cấp cứu ngay. Ảnh: Rare.

Loài nhện Sydney có nọc độc chết người, răng nanh sắc tới mức có thể xuyên qua móng tay, và hơn hết, chúng không sợ người. Một vết cắn vào ngực có thể khiến con người mất mạng sau 15 phút. Nếu bị chúng cắn, bạn cần được tiêm thuốc chữa càng nhanh càng tốt, do đó hãy gọi cấp cứu ngay. Ảnh: Rare.

Nam Mỹ - nhện lang thang Brazil, rết Scolopendra, ếch phi tiêu độc, cá nóc: Nhện lang thang Brazil không phải loài nhện độc nhất, nhưng vô cùng hung dữ. Chúng là một trong số ít loài sẵn sàng tấn công con người, với nọc chứa chất độc thần kinh gây đau đớn và có thể gây chết người. Tác dụng phụ của loại nọc độc này là gây cương cứng nhiều giờ ở nam giới. Khi bị chúng cắn, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện gần nhất để được điều trị. Ảnh: Daily Mail.

Nam Mỹ – nhện lang thang Brazil, rết Scolopendra, ếch phi tiêu độc, cá nóc: Nhện lang thang Brazil không phải loài nhện độc nhất, nhưng vô cùng hung dữ. Chúng là một trong số ít loài sẵn sàng tấn công con người, với nọc chứa chất độc thần kinh gây đau đớn và có thể gây chết người. Khi bị chúng cắn, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện gần nhất để được điều trị. Ảnh: Daily Mail.

Những con rết Scolopendra khổng lồ với càng sắc nhọn có thể dài tới 30 cm. Nọc độc của chúng tuy không chết người nhưng gây đau đớn, sưng tấy. Ảnh: Daily Mail.

Những con rết Scolopendra khổng lồ với càng sắc nhọn có thể dài tới 30 cm. Nọc độc của chúng tuy không chết người nhưng gây đau đớn, sưng tấy. Ảnh: Daily Mail.

Chỉ cần 0,1 g nọc độc cá nóc cũng đủ để giết chết bạn. Loài cá này được coi là đặc sản ở một số quốc gia, như Nhật Bản, nơi các đầu bếp phải có giấy phép và nhiều năm kinh nghiệm mới được phép chế biến. Du khách không nên ăn món này ở các cửa hàng không chuyên, và cần tới bệnh viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu trúng độc. Ảnh: A-z-animals.

Chỉ cần 0,1 g nọc độc cá nóc cũng đủ để giết chết bạn. Loài cá này được coi là đặc sản ở một số quốc gia, như Nhật Bản, nơi các đầu bếp phải có giấy phép và nhiều năm kinh nghiệm mới được phép chế biến. Du khách không nên ăn món này ở các cửa hàng không chuyên, và cần tới bệnh viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu trúng độc. Ảnh: A-z-animals.

Các thợ săn ở vùng phía tây Columbia sử dụng chất nhờn trên da ếch phi tiêu độc để tẩm vào mũi phi tiêu. Chỉ 0,2 g chất độc cũng đủ giết chết một người trưởng thành. Bạn nên tránh xa những con ếch có màu sắc sặc sỡ này, và tìm kiếm trợ giúp y tế nếu lỡ tiếp xúc với chất nhờn trên da chúng. Ảnh: Daily Mail.

Các thợ săn ở vùng phía Tây Columbia sử dụng chất nhờn trên da ếch phi tiêu độc để tẩm vào mũi phi tiêu. Chỉ 0,2 g chất độc cũng đủ giết chết một người trưởng thành. Bạn nên tránh xa những con ếch có màu sắc sặc sỡ này, và tìm kiếm trợ giúp y tế nếu lỡ tiếp xúc với chất nhờn trên da chúng. Ảnh: Daily Mail.

Theo Zing News

Nhanh tay đặt Khách sạn tại iVIVU.com với mức giá ưu đãi tốt nhất thị trường

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...