Du lịch Việt Nam khám phá 7 ngọn thác ít người biết nhưng đẹp ‘quên sầu’

15:50 22/06/2016

Thiên nhiên Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Không chỉ là những hòn đảo xinh đẹp, những bãi biển hoang sơ hay những ngọn núi nguy hiểm… mà còn cả những ngọn thác hùng vĩ. Trong danh sách dưới đây, iVIVU.com sẽ giới thiệu cho bạn những ngọn thác ẩn mình ít người biết nhưng lại tiềm ẩn một vẻ đẹp “quên sầu”.

Du lịch hè khám phá 7 ngọn thác ít người biết nhưng đẹp ‘quên sầu’

1. Thác Đắk G’lun

Ảnh: Dulichgo

Ảnh: Dulichgo

Tọa lạc tại xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 60km, thác Đắk G’Lun tuyệt đẹp tung mình ở độ cao hơn 50m rồi lặng lẽ rẻ thành hai dòng nước treo lơ lững trên vách đá, trông như dải lụa mềm bay theo nắng gió giữa rừng núi Tây Nguyên.

Bên trong lòng thác. Ảnh: lamsonbmt

Bên trong lòng thác. Ảnh: lamsonbmt

View cực đẹp khi ngắm thác. Ảnh: Tuổi Trẻ

View cực đẹp khi ngắm thác. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đến với thác G’Lun, bạn không chỉ bất ngờ với vẻ đẹp thiên đường của dòng thác mát lạnh, “kiêu hãnh” tung bọt trắng xóa trên những tán lá rộng, những bờ đá nhấp nhô dưới chân mình mà còn khiến bạn “nghiền” cái không gian bình yên, lẳng lặng cảm nhận những giây phút thư thái, ngắm nhìn những đồi cây tươi xanh và cả những âm thanh vang vọng khắp núi rừng… đó là tiếng thác chảy, tiếng chim ríu rít trong tiếng gió lộng.

2. Thác Pa Sỹ

Ảnh: wikipedia

Ảnh: wikipedia

Nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng của người Rơ Mâm, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm huyện Kon Plong 6km về phía Tây Bắc, thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Khung cảnh hoang sơ của thác Pa Sỹ. Ảnh: tudonhugio

Khung cảnh hoang sơ của thác Pa Sỹ. Ảnh: tudonhugio

Bên ngọn thác hùng vĩ. Ảnh: Hải Sơn Trà

Bên ngọn thác hùng vĩ. Ảnh: Hải Sơn Trà

Thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.

3. Thác A Nô

Ảnh: Nguyễn Thanh Cường

Ảnh: Nguyễn Thanh Cường

Thác cách trung tâm huyện A Lưới 3km thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng Kim, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nô như chưa đến A Lưới”. Phải băng qua vài ngọn đồi mới đến được thác A Nô nhưng trên đường đi, du khách đã có thể thả mình vào không gian trong lành của thiên nhiên.

Đường lên A Lưới đẹp ngất ngây. Ảnh: tintuchue

Đường lên A Lưới đẹp ngất ngây. Ảnh: tintuchue

Du khách thích thú khám phá thác A Nô. Ảnh: webdulichhue

Du khách thích thú khám phá thác A Nô. Ảnh: webdulichhue

Không gian A Nô đúng là có thể xoa dịu sự căng thẳng cuộc sống thường nhật, làm cho mọi người ai cũng thấy dễ chịu và sảng khoái. Đặc biệt, khi đến nơi, đắm mình vào dòng nước mát lạnh thì người khó tính nhất cũng có cảm giác thích thú. Từ trên cao dòng nước trắng xóa đổ xuống thành ba ngọn thác liên hoàn làm nên một thác A Nô hoang sơ và quyến rũ. Trên cùng là ngọn thác ngắn nhất và cuối cùng là ngọn thác cao nhất. Phía dưới chân thác là một hồ nước khá rộng. Nơi đây có thể bơi lội và tha hồ xông hơi nước mát.

4. Thác Mu

Ảnh: xedoisong

Ảnh: xedoisong

Nói đến thác Mu, nhiều người còn mơ hồ về địa danh của nó, nhưng khi nhìn thấy những hình ảnh của thác thì không ít người đã bị kích thích bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Hoà Bình. Thác Mu được ví như một nàng thiếu nữ tuổi đôi mươi, trong trắng hồn nhiên và mạnh mẽ.

Đường vô thác Mu. Ảnh: Dulichgo

Đường vô thác Mu. Ảnh: Dulichgo

Các bạn trẻ khám phá thác Mu. Ảnh: Nguyễn Minh Kế

Các bạn trẻ khám phá thác Mu. Ảnh: Nguyễn Minh Kế

Bước chân xuống thác, cảm xúc gần như vỡ òa bởi một tiên cảnh như trong các phim thần thoại, dòng nước trong xanh và mát rượi, thi thoảng lại lại xuất hiện làn sương mờ đục do hơi nước gặp gió tạo thành. Dưới chân thác có nhiều vùng nước xoáy tạo một cảm giác như trong bể sục massage ở những khách sạn đắt tiền. Chỗ sâu nhất của thác cũng chỉ tầm 2m nên không quá nguy hiểm cho du khách. Và thú vị hơn cả là xen kẽ dòng suối của thác vẫn có những cây to tỏa bóng mát.

5. Thác Gia Long

Ảnh: Tiểu Duy

Ảnh: Tiểu Duy

Thác Gia Long hay còn gọi là Đray Sáp Thượng, là một thác nước trên sông Serepôk thuộc xã Dray Sáp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk và xã Đăk Sôr của huyện Krông K’Nô, tỉnh Đắk Nông. Thác Gia Long nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30 km. Từ Buôn Mê Thuột, bạn di chuyển theo tuyến quốc lộ 14, đến gần cầu 14, rẽ trái, đi khoảng 10km nữa là đến cổng khu du lịch của cụm thác.

Những hồ nhỏ được tạo thành từ thác Gia Long. Ảnh: Panoramio

Những hồ nhỏ được tạo thành từ thác Gia Long. Ảnh: Panoramio

2 sắc màu nước trên cùng một dòng. Ảnh: Cỏ Biếc

2 sắc màu nước trên cùng một dòng. Ảnh: Cỏ Biếc

Từ cổng, chỉ cần đi bộ vài trăm mét là bạn đến được thác Đray Sáp, tuy nhiên, để đến Gia Long thì cần đi thêm khoảng 7 km nữa theo một con đường trải nhựa băng xuyên rừng. Con đường rất đẹp này hầu như không có người qua lại. Nếu là người ưa khám phá và thích mạo hiểm, bạn có thể leo ngược lên các vách đá về đầu nguồn sông Serepôk, ngắm toàn cảnh thác, cùng những cây cầu treo làm bằng tre đã cũ.

6. Thác Trắng Minh Long

Ảnh: ST

Ảnh: ST

Thác Trắng Minh Long nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp và là một trong những thác đẹp nhất ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Ðộ cao của thác khoảng 40-50 mét. Từ trên cao, nước chảy xuống trắng xóa như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, xanh biếc và mát lạnh.

Khu du lịch thác Trắng Minh Long. Ảnh: Đại Thành

Khu du lịch thác Trắng Minh Long. Ảnh: Đại Thành

Sàn ngắm toàn cảnh ngọn thác đẹp nhất Quảng Ngãi. Ảnh: ST

Sàn ngắm toàn cảnh ngọn thác đẹp nhất Quảng Ngãi. Ảnh: ST

Từ chân thác này, nước theo con suối rộng khoảng 20 mét, lô nhô đá tảng giữa dòng, quanh co uốn khúc trong thung lũng trước khi chảy ra hợp nước với các khe suối khác. Giữa mùa hè nóng bức mà đến thác Trắng với không khí mát lành thì thật tuyệt. Nơi này xưa chỉ là rừng hoang, chỉ có một ít đồng bào Hrê đến cất chòi giữ trâu. Ngày nay đã trở thành một làng Hrê định canh định cư, vẫn với nếp nhà cổ truyền, nhưng lợp ngói, khang trang đẹp đẽ.

7. Thác Háng Tề Chơ

Ảnh: giaoduc

Ảnh: giaoduc

Háng Tề Chơ là tên của một bản làng người Mông thuộc xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây quanh năm mây mù bao phủ và có lẽ cũng hiếm dấu chân người “ngoại bang” như bao bản làng khác nếu không có một con thác hùng vĩ và đầy huyền thoại: thác Háng Tề Chơ.

Con người trở nên nhỏ bé dưới chân thác. Ảnh: Thanh Niên

Con người trở nên nhỏ bé dưới chân thác. Ảnh: Thanh Niên

Thác Háng Tế Chơ là điểm đến yêu thích của dân chuyên phượt. Ảnh: ST

Thác Háng Tế Chơ là điểm đến yêu thích của dân chuyên phượt trong những chuyến du lịch hè này. Ảnh: ST

Để vào được bản Háng Tề Chơ (hay Bản Đề Chơ), nơi có những thác nước đẹp vẫn còn nguyên vẻ ban sơ, bạn chỉ có thể đi bộ, bởi đường ở đây chỉ dành cho ngựa, còn xe máy không thể đi vào. Từ quãng rẽ Làng Nhì – Háng Tề Chơ, vượt qua chừng 10 con dốc dựng đứng 25 độ là tới được “hiểm địa” vốn được dân “phượt” cho là có số có má.

BẠN CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ

Theo Như Ý (tổng hợp)

Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...