Chợ Hàng Lược: Chợ đào ở phố Hàng Lược họp một lần trong năm, thường từ 15 đến 30 tháng Chạp Âm lịch. Năm nay chợ khai mạc từ 10/1 đến 24/1 (tức 16 đến 30 tháng Chạp). Phiên chợ kéo dài từ đoạn giao phố Gầm Cầu đến phố Chả Cá khiến con đường vốn đã sầm uất ngày thường càng thêm đông đúc hơn, bởi dòng người từ khắp nơi đổ về. Chợ Hàng Lược chủ yếu bán đào cành từ nhỏ tới vừa, hợp trưng trên bàn thờ hoặc không gian nhỏ.
Ngoài đào, mai, quất… những loại hoa giấy, hoa lụa tràn ngập góc phố Hàng Lược giao Hàng Rươi với đủ màu sắc, kích cỡ. Dù không phải thứ hoa đặc trưng ngày Tết, mặt hàng này cũng được ưa chuộng bởi giá phải chăng lại bền, có thể trưng quanh năm.
Chợ Hàng Mã: Nếu cần mua đồ cho những ngày lễ hay trang trí cho gia đình, người Hà Nội thường tìm đến chợ Tết Hàng Mã bởi các mặt hàng đa dạng đều có trên con phố dài vài trăm mét này. Phố Hàng Mã, Hàng Đường, Hàng Lược và chợ Đồng Xuân như tạo thành một tổ hợp mua sắm Tết trong phố cổ.
Chợ hoa Quảng Bá: Đây là một trong những chợ hoa đầu mối lớn nhất Hà Nội, thường họp từ khoảng 3h – 7h sáng là vãn. Những ngày cận Tết Nguyên đán, khu chợ ven đường Âu Cơ (Tây Hồ) tấp nập cả ngày lẫn đêm. Chợ không chỉ hút khách là người dân nội thành mà còn cả những người thuộc các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh… Địa điểm này đôi lúc còn bán cả những cành hoa lê, mơ, mận như một lựa chọn thay thế cho đào. Ảnh: Cao Anh Tuấn.
Mặt hàng chính tại chợ vẫn là các loại hoa để cắm, với nhiều chủng loại khác nhau. Hoa ở đây có nguồn gốc từ làng Tây Tựu (Bắc Từ Liêm), Mê Linh, Nhật Tân (Tây Hồ)… Ảnh: Giang Huy.
Chợ đào Lạc Long Quân: Tháng 12 Âm lịch hàng năm, chợ đào trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ lại diễn ra để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán. Đây là chợ đào lớn nhất Hà Nội, dài khoảng hai km. Các tiểu thương tập trung chủ yếu từ vườn hoa Lạc Long Quân đến ngã ba đoạn giao với đường Âu Cơ.
Chợ chủ yếu bán và cho thuê gốc đào. Các gốc đào tại chợ có giá trung bình từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Những hộ kinh doanh tại đây đa phần là người dân làng Nhật Tân. Hoa đào Nhật Tân là biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi độ xuân về, với ba loại chính được bán phổ biến là đào thế, đào cổ và đào cành.
Chợ cây Hoàng Hoa Thám: Từ lâu, đoạn phố kéo dài từ dốc Bưởi đến đường Hoàng Hoa Thám đã được biết đến như một khu chợ sinh vật cảnh, đồng thời cũng là một trong những chợ Tết nổi tiếng Hà Nội. Chợ hoa ở đây họp quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là những ngày giáp Tết. Mặt hàng phổ biến tại chợ trong dịp Tết là quất cảnh đủ kiểu dáng, kích cỡ. Bạn có thể tìm thấy hầu hết loại cây cảnh và hoa, bên cạnh các loại hạt giống, con giống, thú cưng… Ảnh: Vy An.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một thành phố có truyền thống, lịch sử và văn hóa lâu đời. Khu phố cổ và thành cổ thu hút du khách với vẻ cổ kính của các con phố nghề đặc trưng và các di tích nổi bật như Văn Miếu – Quốc Tử Giám . Trong khi đó, các công trình mới hơn như Khách sạn Sofitel Metropole in đậm dấu ấn thời kì Pháp thuộc. Khu phố Pháp có Nhà Hát Lớn và Chùa Một Cột, hai điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Các di tích và thắng cảnh khác ở Hà Nội gồm có Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây, Chùa Hương và các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Dân tộc học.
Cùng iVIVU.com đặt phòng khách sạn khi du lịch Hà Nội: Danh sách khách sạn Hà Nội.
iVIVU.com giới thiệu cẩm nang du lịch Hà Nội đầy đủ và súc tích nhất, với các thông tin về điểm đến và món ăn ngon dành cho du khách khi có dịp đến Thủ Đô.