Đến Curaçao gặp ‘đại sứ chim hồng hạc’

17:39 31/01/2020

 Sau khi bay trúng một cửa sổ khách sạn ở hòn đảo Curaçao, chú chim hồng hạc được một bác sĩ thú ý địa phương chăm sóc và sau này trở thành đại sứ giáo dục tại hòn đảo này.

Đến Curaçao gặp ‘đại sứ chim hồng hạc’

Câu chuyện về đại sứ chim hồng hạc được cây bút Jasper Doest đăng tải trên tạp chí National Geographic.

Theo tác giả, nếu bạn đang ở hòn đảo Curaçao xa xôi thuộc vùng biển Caribe và thấy một chú chim hồng hạc trong lòng cô chủ đang lái ôtô trên đường thì cũng đừng quá bất ngờ, bởi đó là ‘ngôi sao’ của Curaçao có tên gọi là Bob.

Chú chim hồng hạc ngồi trong xe của cô chủ Odette Doest - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Chú chim hồng hạc ngồi trong xe của cô chủ Odette Doest – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Bob là đại sứ của tổ chức phi lợi nhuận địa phương Fundashon Dier en Onderwijs Cariben, nơi nó cùng cô chủ, đồng thời là bác sĩ thú y Odette Doest chu du khắp nơi ở Curaçao và được người dân nơi đây vô cùng yêu thích.

Cô Odette Doest kể đã thành lập khu bảo tồn động vật hoang dã chuyên chăm sóc những động vật bị thương, trong đó có chim hồng hạc Bob – chú bay trúng một cửa sổ khách sạn và bị thương vào năm 2016.

“Bob dường như cảm thấy yên tâm khi ở cùng chúng tôi” – cô Odette nói.

Khi được đưa về chăm sóc, Bob bị thương ở chân và điều này khiến nó khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn. Bob bị suy dinh dưỡng nặng.

Mặc dù hầu hết các động vật sau khi được chăm sóc được khu bảo tồn giải phóng về nơi hoang dã nhưng đối với Bob, dường như có một tình cảm gì đó quá đặc biệt nên cô Odette quyết định nuôi dưỡng Bob và truyền cảm hứng cho người dân ở đảo về tình yêu thương dành cho động vật.

Bob sống chung với cô chủ Odette Doest tại trung tâm chăm sóc động vật hoang dã - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Bob sống chung với cô chủ Odette Doest tại trung tâm chăm sóc động vật hoang dã – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Ngoài Bob (trái), những con chim hồng hạc khác bị thương cũng được đem về chăm sóc - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Ngoài Bob (trái), những con chim hồng hạc khác bị thương cũng được đem về chăm sóc – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Cô Odette Doest mang chú chim hồng hạc Bob và một con bồ nông tới trường học - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Cô Odette Doest mang chú chim hồng hạc Bob và một con bồ nông tới trường học – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

 Bob được đưa tới ‘giao lưu’ với các em học sinh trong các tiết mục giảng dạy tại trường học – một phương pháp giảng dạy kết hợp thú vị giữa học lý thuyết và thực tế. Ngoài ra, Bob còn được đưa tới những địa điểm sinh hoạt cộng đồng khác ở Curaçao, một cơ hội hiếm để người dân địa phương tìm hiểu thêm về sự sống các loài chim bản địa trên hòn đảo này.

“Hầu hết các em học sinh bất ngờ khi được ngắm nhìn cận cảnh chú chim hồng hạc có chiều cao hơn các bé đi lại trong lớp học. Trẻ em được tìm hiểu về môi trường sống của chim hồng hạc ngoài tự nhiên và được khuyên bảo không phá hoại nơi ở của chúng” – cô Odette nói.

Các em học sinh bất ngờ khi tận mắt thấy chim hồng hạc - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Các em học sinh bất ngờ khi tận mắt thấy chim hồng hạc – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Các học sinh quan sát chim hồng hạc Bob - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Các học sinh quan sát chim hồng hạc Bob – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Cô giáo giảng dạy cho các học sinh về môi trường sống của chim hồng hạc - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Cô giáo giảng dạy cho các học sinh về môi trường sống của chim hồng hạc – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

 Trong một sự kiện khác, cô Odette nói với các nhà sản xuất chương trình New Day – ghi hình thảo luận về một chủ đề hàng ngày của Đài truyền hình CBA rằng có thể mang một con chim hồng hạc tới trường quay. Họ tỏ vẻ nghi ngờ đó có thể chỉ là một chú chim được nhồi bông hoặc làm bằng nhựa.

“Trưởng phòng sản xuất chương trình đã choáng váng khi Odette mang Bob đến trường quay” – Jasper Doest – nhiếp ảnh gia thích chụp ảnh động vật hoang dã trên khắp thế giới nói với National Geographic.

Jasper Doest chia sẻ tự hào về cô em họ Odette Doest với dự án giáo dục mà cô ấy thực hiện liên quan tới chú chim hồng hạc Bob.

“Đối với một chú chim vừa được chữa trị vết thương, thông thường sẽ không thích ứng kịp thời với môi trường sống có người ở. Nhưng Bob đã làm được nhiều điều tuyệt vời hơn thế khi trở thành bạn của người dân trên đảo” – anh Jasper cho biết thêm.

Chim hồng hạc tại trường quay ghi hình talkshow New Day của Đài CBA - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Chim hồng hạc tại trường quay ghi hình talkshow New Day của Đài CBA – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Bob xuất hiện trong lúc ghi hình talkshow New Day của Đài CBA - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Bob xuất hiện trong lúc ghi hình talkshow New Day của Đài CBA – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Tại khu bảo tồn động vật hoang dã, Bob không đơn độc khi sống cùng hai con chim hồng hạc đang được chăm sóc vết thương. Bob được xem là ‘anh cả’ của George, một chú chim hồng hạc bị thương ở cánh do chó cắn và một con chim hồng hạc khác chưa trưởng thành bị lâm nạn sau sự cố tràn dầu.

Cô Odette Doest đang phẫu thuật vết thương cho một con chim hồng hạc khác - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Cô Odette Doest đang phẫu thuật vết thương cho một con chim hồng hạc khác – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest

Bob (phải) sống cùng với hai con chim hồng hạc khác tại trung tâm chăm sóc động vật hoang dã của cô Odette Doest - Ảnh: National Geographic/Jasper Doest  Đối với Bob, cuộc sống dường như chỉ hạnh phúc khi được sống cùng cô chủ Odette Doest.

Bob (phải) sống cùng với hai con chim hồng hạc khác tại trung tâm chăm sóc động vật hoang dã của cô Odette Doest – Ảnh: National Geographic/Jasper Doest Đối với Bob, cuộc sống dường như chỉ hạnh phúc khi được sống cùng cô chủ Odette Doest.

 Theo Huỳnh Phương/Tuổi trẻ

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...