Nằm giữa rừng cây xanh mát ở xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, Địa Tạng Phi Lai Tự với kiến trúc độc đáo là điểm đến tâm linh yên bình.
Giới thiệu Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự có tên cổ là chùa Đùng, nằm cách Hà Nội khoảng 70 km. Chùa có địa thế tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Theo lời kể, chùa Đùng được xây dựng vào thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn. Vua Tự Đức cũng đến nơi này cầu tự.
Chính tên chùa ngày nay là do vua Tự Đức đặt với ý nghĩa sâu xa chỉ ngôi chùa thời Bồ Tát Địa Tạng. Theo Bảo tàng tỉnh Hà Nam, trên thực địa, dấu tích về ngôi chùa và các tháp thuộc về quá khứ đều không còn tồn tại. Đó chỉ là những dấu tích về vật chất, tức là các di vật trải qua thời gian. Tất cả đều bị mưa lũ cuốn trôi xuống các khe suối nhỏ, rồi tích tụ lại ở những vùng trũng thấp.
Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, xây dựng lại một ngôi chùa mới. Sau đó chính thức đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa đất Phật.
Kiến trúc đẹp của ngôi chùa
Đường đến chùa rất đẹp và dễ đi. Bạn chỉ phải mất khoảng hơn 1 tiếng lái xe là đến tận cửa chùa. Có thể chọn đi ô tô hoặc xe máy. Chùa nằm trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng. Vì thế du khách có thể an tâm lái ô tô đến đây. Từ bãi đỗ xe, đi bộ thêm một đoạn ngắn là sẽ gặp ngay không gian bình lặng của ngôi chùa.
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Tượng Đức Địa Tạng toát lên sự phúc hậu được đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa. Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi thờ 42 đời tổ sư trụ trì. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền hu nhà ở dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa.
Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, Địa Tạng Phi Lai Tự còn là nơi sinh hoạt tâm linh. Ở khuôn viên chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, thảo dược, thuốc chữa bệnh, rau rừng… Dưới chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm để cung cấp nguyên liệu sạch cho các bữa lẩu chay. Đặc sản, những quyển sách nuôi dưỡng tâm hồn được phủ kín các bức tường.
Hướng dẫn di chuyển:
Xuất phát từ Hà Nội, bạn sẽ đi khoảng 70km. Lịch trình sẽ đi đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình ra ở điểm Phủ Lý – Hà Nam (quốc lộ 1A). Nếu di chuyển bằng xe khách, du khách đến bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình. Xe khách sẽ đi theo tuyến Hà Nội – Ninh Bình (đi quốc lộ 1A cũ).
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Chuối ngự Đại Hoàng – Đặc sản “tiến vua” của Hà Nam
Chùa Bầu – Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Phủ Lý, Hà Nam
Cá kho làng Vũ Đại, món ngon dân dã lâu đời ở làng “Chí Phèo”
Click đặt ngay khách sạn Hà Nam giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com