Điện Thái Hòa khoác lên vẻ lộng lẫy, uy nghi sau cuộc đại trùng tu và sẽ được khánh thành vào 23/11, kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Điện Thái Hòa – “Trái tim” quyền lực chốn Đại Nội Huế

Điện Thái Hòa – Ngôi điện lớn và đẹp nhất của Đại Nội Huế. Ảnh: Báo Lao động
Điện Thái Hòa là ngôi điện lớn và đẹp nhất trong Hoàng thành Huế bởi đây là nơi đặt ngai vàng của các vị vua triều Nguyễn. Biểu tượng cho quyền lực tối cao của vương triều phong kiến. Và là nơi diễn ra các buổi triều nghi quan trọng, nơi thiết triều, tiếp đón các sứ thần. Điện được xây dựng theo kiểu nhà kép “trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Tên “Thái Hòa” cũng mang nhiều ý nghĩa. Đây là tên lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” hàm ý hòa hợp âm dương, trời đất. Thể hiện mong muốn về sự thái bình, ấm no và thịnh vượng.

Điện Thái Hòa về đêm. Ảnh: VisitHue
Mang đậm dấu ấn của triều Nguyễn, ngôi điện được khởi công xây dựng vào 22 tháng giêng năm Gia Long thứ 4 (tức tháng 2 năm 1805). Và được hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Sau đó, vào năm 1833, điện được vua Minh Mạng cho dời đến vị trí hiện nay với sự đồ sộ và nguy nga hơn. Trải qua hơn 200 trăm trước sự tác động của thời gian nên điện Thái Hòa không còn giữ được vẻ lộng lẫy vốn có. Do đó, nơi đây được đầu tư để thực hiện cuộc trùng tu toàn diện.
Dấu ấn lịch sử hơn 200 năm được trùng tu

Điện Thái Hòa được đầu tư trùng tu. Ảnh: Báo Người Lao động
Điện Thái Hòa được xem là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử của một giai đoạn lịch sử quan trọng. Vì thế việc trùng tu góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Sau hơn 3 năm tu bổ từ nền móng, tường bao, mái lợp, hệ khung và các kết cấu gỗ, nội thất cho đến hệ thống sân Đại triều, cảnh quan xung quanh. Với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, ngôi điện dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, hoành tráng. Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”. Nổi bật với các họa tiết rồng mây uốn lượn cầu kỳ. Tượng trưng cho sự cao quý, quyền lực và thể hiện giá trị sức mạnh của dân tộc.

Nổi bật với các họa tiết rồng mây uốn lượn

Chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Ảnh: Báo Người Lao động
Công trình sẽ khánh thành vào ngày 23/11, trùng với kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Đây là một cột mốc ý nghĩa, không chỉ tôn vinh di sản dân tộc mà còn thể hiện sự nỗ lực trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa đất nước của hậu thế. Sau khi đưa vào hoạt động, điện sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại. Đồng thời, đây sẽ là nơi phục dựng các lễ hội, nghi lễ cung đình phục vụ du khách. Hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn bạn không thể bỏ lỡ khi đến Huế.

Điểm đến hấp dẫn khi đến Huế. Ảnh: VisitHue
Hướng dẫn đặt vé máy bay cùng iVIVU:
– Quan tâm và trao đổi với iVIVU qua Zalo OA iVIVU Tickets hoặc gọi ngay hotline (028) 3933 8008 để được hỗ trợ tư vấn vé máy bay nội địa và quốc tế giá tốt
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Vi vu tàu du lịch Huế – Đà Nẵng cùng “Kết nối di sản miền Trung”
Hướng dẫn du lịch Huế bằng tàu hỏa: Khởi đầu thú vị để khám phá cố đô
Gợi ý những địa điểm du lịch cho khách Việt Kiều dịp cuối năm
Click đặt ngay vé máy bay Việt Nam và toàn thế giới giá tốt tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
