Châu Á – Châu lục ẩn chứa vô vàn nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc với hàng nghìn lễ hội quanh năm. Mời bạn cùng iVIVU điểm qua một số lễ hội ở châu Á nhé.
Lễ hội ăn chay rùng rợn Phuket, Thái Lan
Thời gian: từ ngày 27.9 – 5.10.2011
Địa điểm: Phuket (Thái Lan).
Bắt đầu từ thế kỷ 19, đây là thời gian những người tham gia chứng tỏ đức tin với thánh thần và sức mạnh được ban tặng để chống lại bệnh tật cũng như xua đuổi tà ma. Mặc dù có tên gọi là Lễ hội ăn chay nhưng hoạt động chủ yếu và được xem quan trọng nhất lại là việc những người hành lễ dùng những vật nhọn tự xuyên qua chính cơ thể mình, đi trên than nóng và nhiều hành vi hành xác khác.
Lễ hội có 10 quy tắc mà những người tham gia buộc phải tuân thủ, bao gồm không được ăn thịt, uống rượu và đặc biệt là không quan hệ tình dục. Người mang thai bị cấm không được tham gia lễ hội.
Nếu bạn có hứng thú tham gia lễ hội thì hãy đặt phòng tại đây nhé
Lễ hội trẻ con khóc, Nhật Bản
Thời gian: khoảng tháng 4 hàng năm
Địa điểm: Tokyo (Nhật Bản)
Bắt nguồn vào thời Edo, tại chùa Sensoji ở Tokyo, Nhật Bản, các ông bố, bà mẹ người Nhật tự nguyện mang những đứa con của mình(bất kể trai hay gái) đến cuộc thi với niềm tin mạnh mẽ rằng khi những đô vật này làm cho con họ khóc thì chúng sẽ có sức khỏe tốt, cũng như làm ma quỷ tránh xa.
Tại đây, những võ sĩ Sumo sẽ nâng đứa trẻ lên cao và cố làm cho chúng hoảng sợ phát khóc lên. Có cả trọng tài của cuộc thi chấm điểm, đứa trẻ nào khóc lâu nhất và to nhất thì sẽ được thắng cuộc.
Muốn tham gia lễ hội này thì bạn chớ quên iVIVU nhé!
Lễ hội sắc màu Holi, Ấn Độ
Thời gian: thời khắc chuyển mùa giữa mùa Đông và mùa Hạ.
Địa điể: Vrindavan (cách thủ đô New Delhi 140km).
Hàng năm, người theo đạo Hindu chào đón thời khắc chuyển giao giữa mùa Đông và mùa Xuân bằng một lễ hội màu sắc. Họ gọi lễ hội này là Holi, và người Hindu ở Ấn Độ cũng như trên khắp thế giới cùng chia sẻ những lời cầu nguyện, tình bằng hữu, những món ăn đặc biệt và sự vui vẻ khi té lên người nhau các loại thuốc nhuộm và màu nước.
Lễ hội này có nguồn gốc từ rất nhiều huyền thoại của người Hindu trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Phổ biến nhất trong số đó là câu chuyện kể về sự trốn thoát kỳ diệu của thần Prahlad khi ông bị Holika ném vào giàn hỏa thiêu nhưng không chết.
Người dân khắp nơi đổ ra đường phố, tung tất cả các loại bột màu vào nhau để bày tỏ sự thân thiện, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
Dưới những sắc màu. Các tín đồ đạo Hindu cùng nhau tạo nên lễ hội Holi, lễ hội của màu sắc, các điệu nhảy và của mọi người, ở ngôi đền Banke Bihari, Vrindavan, cách thủ đô New Delhi khoảng 140km. Vrindavan là một nơi nổi tiếng vì lễ hội Holi.
Lễ hội bùn Boryeong, Hàn Quốc
Thời gian: tháng 7 hàng năm.
Địa điểm: Bãi biển Daecheon, tỉnh Chungcheoongnam (miền Bắc Hàn Quốc)
Hàng tấn bùn được đào lên tại bãi biển Boryeong và cung cấp cho rất nhiều hoạt động như mát xa bùn, thi vật nhau trên bùn, chạy đua trong bùn, thi trượt bùn, múa hát trong bùn, thi chồng người lên nhau làm thành kim tự tháp bùn và đặc biệt là cuộc thi tìm ra một Ông vua bùn. Du khách sẽ được những chiếc vòi rồng phun bùn vào người.
Họ bôi bùn lên mặt, lên quần áo của nhau khiến ai cũng trở nên nhem nhuốc, thậm chí có người còn vô tình nuốt luôn cả bùn vào trong miệng.
Đặc điểm lý thú của sự kiện là một khi bạn đã đến bãi biển này thì bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trét lên mình đầy bùn. Nếu bạn không trét bùn lên người, thì bạn sẽ bị nhốt vào nhà tù bằng bùn trên bãi biển. Lễ hội được khép lại bằng những màn pháo hoa kỳ thú.
Tắm bùn với iVIVU nào các bạn!
Lễ hội té nước của Thái Lan
Thời gian: diễn ra trong 3 ngày, từ 13-15/4.
Địa điểm: Thái Lan.
Tại lễ hội, người dân té nước và bôi bột vào mặt nhau nhằm tượng trưng cho việc gột sạch những tội lỗi của năm cũ và cầu mong một năm mới may mắn, thịnh vượng.
Người dân dùng mọi đồ có thể chứa nước như gáo, thùng, xô, súng… để té nước lên nhau.
Vẩy nước lên các bức tượng Phật cũng là một trong những nghi lễ của lễ hội Songkran. Theo quan niệm của người Thái, những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Lễ hội té nước cũng được tổ chức tại một số quốc gia Đông Nam Á khác như Myanmar, Lào và Campuchia.
Lễ hội sờ ngực con gái, Trung Quốc
Thời gian: tháng 7 hàng năm.
Địa điểm: tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Dân tộc Di thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thì việc các cô gái đưa ngực cho các chàng trai sờ đã trở thành một lễ hội lớn.
Người dân nơi đây quan niệm rằm tháng 7 là tháng ma đói (Việt Nam gọi là tháng cô hồn). Lúc này họ cho rằng những linh hồn sẽ trở về từ địa ngục và sẽ bắt đi các cô gái còn trong trắng về thế giới bên kia. Các hồn ma sẽ lởn vởn ở khắp mọi nơi trên trần thế để chọn cho mình 1 cô gái.
Những ai chưa lập gia đình, nam thanh nữ tú sẽ đổ xuống đường để đi lễ hội sờ ngực. Họ sẽ chuẩn bị cho mình những bộ váy áo đẹp nhất. Những chàng trai thì được phép sờ ngực các cô gái thoải mái mà không bị cho là “yêu râu xanh”. (Chỉ trong lễ hội này thôi nhé)!
Lễ hội cầu sinh đẻ, Nhật Bản
Thời gian: ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Địa điểm: Thị trấn Komaki theo đạo Shito (khoảng 250 dặm về phía Nam của thủ đô Tokyo, Nhật Bản)
Lễ hội về khả năng sinh sản được gọi là Hounen Matsuri (Lễ hội Hounen)
Những người đàn ông khênh trên vai một bức tượng gỗ to , cao khoảng 2,5 mét hình dương vật đang cương cứng và họ hô vang câu ” Hoh-sho, hoh-sho” trên suốt quãng đường dài từ đền thờ tên là Shinmei Sha trên một ngọn đồi rộng tới một đền thờ Thần đạo khác tên là Tagata jinja . Các cô gái trẻ thì cầm những bức tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường . Lễ hội Hounen rất thu hút khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.
Một điều lý thú là những cô gái làng chơi sẽ khấn bái trước tín vật này. Họ tin rằng làm vậy thì sẽ giúp mình tránh xa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bạn có muốn tham gia vào lễ hội đặc biệt này không?