Du lịch Ninh Thuận tháng 10 tham dự lễ hội Kate đặc sắc

14:46 25/03/2016

Cứ đến tháng 10 hàng năm, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận lại nhộn nhịp với tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginang báo hiệu một mùa Kate rộn ràng tới. 

Du lịch Ninh Thuận tháng 10 tham dự lễ hội Kate đặc sắc

Lễ hội Kate là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng đầu tháng 10 dương lịch, để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rômê… Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, những thiếu nữ Chăm sẽ diện những bộ áo dài truyền thống, bẽn lẽn, e lệ bước chậm rãi trong chuyến hành hương về tháp cổ của dân tộc. Ảnh: Văn Trãi

Trong thời gian diễn ra lễ hội, những thiếu nữ Chăm sẽ diện những bộ áo dài truyền thống, bẽn lẽn, e lệ bước chậm rãi trong chuyến hành hương về tháp cổ của dân tộc. Ảnh: Văn Trãi

Lễ hội Kate là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Kate là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Xen những điệu múa quạt, các câu hát dân ca sẽ làm say đắm bất cứ ai đến lễ hội truyền thống độc đáo này. Ảnh: Luxurydaily

Xen những điệu múa quạt, các câu hát dân ca sẽ làm say đắm bất cứ ai đến lễ hội truyền thống độc đáo này. Ảnh: Luxurydaily

Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các đền tháp thì tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước có tổ chức lễ đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar. Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Kate đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần.

Click tham khảo ngay Tour Ninh Chữ 2N2D: Vịnh Vĩnh Hy với giá chỉ 1.180.000 VND tại iVIVU.com

Đông đảo người dân địa phương và khách du lịch tham dự lễ hội. Ảnh: Mai Phương

Đông đảo người dân địa phương và khách du lịch tham dự lễ hội. Ảnh: Mai Phương

Vào ngày thứ hai, lễ diễn ra tại tháp Pô Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh và tháp Pô Rômê trên đồi ” Bôn acho” tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu. Trong buổi lễ này người Chăm sẽ thực hiện nghi thức tắm và mặc y trang cho vua. Đây là nghi thức kỳ bí nhất diễn ra bên trong tháp. Mở đầu là vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp sau đó đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần (tượng thần bằng đá dưới hình thể Mukhalinga – linga hình mặt người).

Dùng lọ nước thánh tưới lên tượng thần. Ảnh: Văn Trãi

Dùng lọ nước thánh tưới lên tượng thần. Ảnh: Văn Trãi

Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Thầy kéo đàn Kanhi kết thúc bài hát đầu tiên thì cả sư, bà bóng… đã mặc xong trang phục cho vua. Cứ như thế y trang lộng lẫy được khoác lên tượng ngài theo các lời hát. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Những người được tắm cho vua còn thấm nước trên tượng ngài bôi lên đầu mình để cầu may mắn, sức khỏe. Thầy kéo đàn Kanhi là người giữ nhịp cho buổi lễ, mỗi bài thầy hát đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng và tưởng nhớ tổ tiên.

Những điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội. Ảnh: Mai Phương

Những điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội. Ảnh: Mai Phương

Lễ hội Kate cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần, và đại lễ. Khi điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc thì ở ngoài tháp bắt đầu mở hội. Những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm làm náo nức lòng người.

Đồng bào Chăm dâng lễ tạ ơn trời đất và thần linh. Ảnh: Văn Trãi

Đồng bào Chăm dâng lễ tạ ơn trời đất và thần linh. Ảnh: Văn Trãi

Chiều tối ngày thứ 2 lễ hội ở các tháp Chăm kết thúc và sau đó là lễ hội Kate ở làng và từng gia đình. Tại các làng Chăm không khí lễ hội lại bừng lên tuy nhiên qui mô nhỏ hơn và phần lễ cũng đơn giản hơn. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Kate.

Chủ lễ cúng Kate là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau.

Lễ hội là dịp đồng bào Chăm đến cúng kính, cầu xin sức khỏe, bình an, mưa thuận gió hòa cho gia đình và xóm làng. Ảnh: Văn Trãi

Lễ hội là dịp đồng bào Chăm đến cúng kính, cầu xin sức khỏe, bình an, mưa thuận gió hòa cho gia đình và xóm làng. Ảnh: Văn Trãi

Qua một chặng dài lịch sử, Kate là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường lịch sử của mình.

Thông tin thêm

Lễ hội Kate 2015 sẽ được diễn ra từ ngày 11/10/2015 đến ngày 13/10/2015 tại các đền, tháp: đền Pô Inư Nưga ở thôn Hữu Đức, tháp Pô Rômê ở thôn Hậu Sanh và tháp Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang.

Theo Tiểu Lam (Tổng hợp)

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...