Miền Tây, mùa ô môi chín

16:52 19/04/2016

Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm một vùng quê An Giang, thấy đứa bé ăn gì đó mà miệng lấm lem, đen xì. Hỏi thì bé trả lời: “Dạ ô môi”. Mới sực nhớ, tháng tư là mùa ô môi chín.

Xem thêm: Du lịch An Giang

Du lịch An Giang mùa ô môi chín

Mùa ô môi chín - Ảnh: N.T.Đăng

Mùa ô môi chín – Ảnh: N.T.Đăng

Dù không ai trồng nhưng cây ô môi lại có mặt khắp nơi ở miền Tây Nam Bộ. Chẳng ai để ý đến, cũng không dễ nhận ra chúng nếu không phải mùa cây nở hoa và mùa trái chín. Có lẽ bởi ô môi là loài cây có hoa đẹp và trái có hình dáng là lạ.

Dù chỉ là loại trái dại nhưng với nhiều người dân miền Tây, ô môi là trái của kỷ niệm. Tuổi thơ nơi ấy, ai mà không từng ăn trái ô môi thơm nồng mùi quê dung dị, ngọt vị đồng bằng, bến nước phù sa.

Xuân đến, cây ô môi bắt đầu rụng lá, cũng là lúc mùa hoa ô môi về. Hoa nở thành từng chùm màu hồng tuyệt đẹp dày đặc trên khắp các cành.

Lúc này, những trái ô môi già từ màu xanh cũng bắt đầu chuyển qua màu đen, báo hiệu mùa trái chín đang về. Song song đó cũng là mùa ô môi sinh lá và kết trái non mới.

Cuối mùa hoa ô môi, vào khoảng tháng tư, khi cành sinh lá và trái mới là lúc trái ô môi của mùa trước bắt đầu chín rộ. Khi trái ô môi chín, toàn bộ từ vỏ trái cho tới thịt (cơm) bên trong đều có màu đen.

Hoa ô môi - Ảnh: N.T.Đăng

Hoa ô môi – Ảnh: N.T.Đăng

Trái ô môi chín trĩu cành - Ảnh: N.T.Đăng

Trái ô môi chín trĩu cành – Ảnh: N.T.Đăng

Hoa tàn rụng, cành ô môi đơm trái mới - Ảnh: N.T.Đăng

Hoa tàn rụng, cành ô môi đơm trái mới – Ảnh: N.T.Đăng

Xem thêm: Khách sạn Victoria Châu Đốc giá ưu đãi cực tốt từ iVIVU.com

Trái ô môi trung bình dài khoảng 60cm, vì vậy khi ăn phải chặt ra từng khúc. Sau đó lấy dao róc bỏ phần vỏ hai bên, rồi dùng ngón tay cầm hai sống còn lại của trái ô môi đẩy tới đẩy lui vài lần là có thể dễ dàng lấy phần thịt của trái.

Phần thịt trái ô môi xếp thành từng múi tròn mỏng đều nhau và được phủ bởi lớp mật màu đen, có vị ngọt, hơi nồng cay, mùi thơm đặt trưng rất dễ chịu. Mỗi múi có chứa một hạt màu vàng ở một bên mặt.

Hạt ô môi có hình trái tim, có thể ăn được, sau khi ngâm nước nóng để tách bỏ phần vỏ hạt. Theo đông y, trái ô môi cũng rất nên thuốc, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa tốt. Trái ô môi ngâm rượu có công dụng dễ tiêu hóa, chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp…

Trái ô môi sau khi róc bỏ lớp vỏ - Ảnh: N.T.Đăng

Trái ô môi sau khi róc bỏ lớp vỏ – Ảnh: N.T.Đăng

Thịt (cơm) và hạt ô môi - Ảnh: N.T.Đăng

Thịt (cơm) và hạt ô môi – Ảnh: N.T.Đăng

Về miền Tây mùa ô môi chín này, gặp cây ô môi lúc lỉu đầy trái chín bên đường, tôi hỏi mua nhưng người chủ đất cười xòa: “Ôi, có bán buôn gì đâu con ơi. Trái nhóc luôn, vô nhà lấy cây mặc sức mà thọc. Đừng có trèo, cây cao nguy hiểm lắm”…

Và tôi cũng bắt gặp ở một góc chợ quê bày bán món quà quê này với giá chỉ vài ngàn đồng/trái…

Theo Tuổi Trẻ

Click đặt ngay khách sạn Châu Đốc với giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...