Làm thế nào để có cơ hội sống sót khi máy bay rơi?

08:25 06/12/2016

Lắng nghe hướng dẫn của phi hành đoàn, mang giày, chú ý lối thoát hiểm… là những điều mà một chuyên gia an toàn bay khuyên hành khách nên làm để sống sót trong một tai nạn máy bay.

Xem thêm: Mẹo du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Làm thế nào để có cơ hội sống sót khi máy bay rơi?

Hiện trường vụ rơi máy bay làm 75 người chết ở Colombia ngày 28-11 - Ảnh: AP

Hiện trường vụ rơi máy bay làm 75 người chết ở Colombia ngày 28-11 – Ảnh: AP

Trong bài viết trên trang The Conversation, giáo sư về an toàn và điều tra tai nạn từ Đại học Cranfield ở Anh, Graham Braithwaite, phân tích nguyên nhân vì sao một số người vẫn có thể sống sót khi máy bay gặp nạn.

Có khả năng sống sót “ hay không?

Theo giáo sư Graham Braithwaite, các vụ tai nạn máy bay, đặc biệt là những vụ liên quan đến máy bay phản lực, đang ngày càng giảm đi nhiều. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, trong năm 2015, 3,1 triệu chuyến bay thì mới có 1 vụ tai nạn.

Đó là một thành tựu ngoạn mục cho ngành công nghiệp có tuổi đời chưa đến 1 thế kỷ và có tính chất vận chuyển người ở tốc độ cao trong môi trường khắc nghiệt.

“Nhưng khi có tai nạn, điều gì quyết định một vài hành khách có thể sống sót trong khi nhiều người khác không thể?,” ông Graham Braithwaite đặt câu hỏi.

Yếu tố đầu tiên là liệu tai nạn đó có phải là một ca “có khả năng sống sót “ hay không?

Năm 1989, một chiếc McDonnell Douglas DC-10 của Hãng United Airlines bị hư toàn bộ hệ thống thủy lực.

Đây đáng lẽ đã là một vụ rất thảm khốc, nhưng nhờ phi hành đoàn dũng cảm điều khiển máy bay chỉ với lực đẩy của động cơ, 185 người đã sống sót trên tổng số 296 người trên máy bay.

Ngược lại, những vụ “không có khả năng” sống sót thường là khi máy bay bị mất kiểm soát nghiêm trọng hoặc tai nạn xảy ra khi máy bay đang ở tốc độ cao.

Vụ máy bay Air France đâm xuống Đại Tây Dương năm 2009 là một vụ mất kiểm soát mà không ai có thể sống sót do tác động nặng nề khi đâm xuống biển.

Ngoài ra, những vụ tai nạn xảy ra lúc đang bay thẳng và do máy bay va vào địa hình thường ít có cơ hội sống sót hơn.

Những tai nạn đó xảy ra khi phi hành đoàn không phán đoán được vấn đề, khi máy bay đang bay ở tốc độ cao và mọi người trên máy bay không chuẩn bị kịp cho vụ tai nạn.

Trong những vụ đó, rất ít người có thể sống sót, và nguyên nhân là do ngẫu nhiên hoặc bị văng ra và vướng vào cành cây.

Năm 1985, một chiếc Boeing 747 của Hãng Japan Airlines gặp nạn, đâm vào sườn núi, và chỉ có 4 người sống sót trong khi 520 người khác tử vong.

90% tai nạn là có thể sống sót

Tuy nhiên, Hội đồng An toàn giao thông vận tải châu Âu ước tính 90% các vụ tai nạn máy bay là có khả năng sống sót, giáo sư Graham Braithwaite viết.

 Cúi người khi có sự cố - Ảnh: The Telegraph

Cúi người khi có sự cố – Ảnh: The Telegraph

Tỉ lệ này có được là nhờ những cải tiến trong cấu trúc máy bay để chịu được lực tác động tốt hơn, cùng những thay đổi trong môi trường cabin và công tác đào tạo phi hành đoàn.

Ngoài ra, vật liệu chế tạo máy bay ngày nay cũng khó cháy hơn, và ghế ngồi được thiết kế chịu lực tác động tốt hơn.

Bên cạnh đó, lối thoát hiểm cũng được đánh dấu rõ ràng hơn, cùng hệ thống chữa cháy hữu hiệu, đồng thời không gian xung quanh lối thoát hiểm được thiết kế tốt hơn nhằm cho phép hành khách sơ tán nhanh hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót cũng rất đa dạng.

Trong một vụ tai nạn, một khi vấn đề đã được xác định, việc thắt dây an toàn, cùng tư thế cúi người về phía trước phù hợp, được biết đến là có tác dụng hữu hiệu giúp bạn sống sót.

Những người lắng nghe thông báo an toàn và chú ý đến lối thoát hiểm gần nhất của họ – ví dụ, bằng cách đếm các hàng ghế phía trước hoặc phía sau mình – cũng có nhiều khả năng chạy thoát khỏi một máy bay đang bốc cháy hoặc đầy khói.

Cơ hội sống sót của hành khách cũng được tăng lên nhờ sự hướng dẫn rõ ràng và quyết đoán của phi hành đoàn.

Ngồi gần lối thoát hiểm cũng là một điểm cộng, tuy nhiên những người ngồi ở đây cần phải sẵn sàng hành động nhanh chóng để tránh bị xô đẩy bởi những người khác khi họ cố gắng thoát ra.

Xác định lối thoát hiểm gần mình nhất khi lên máy bay - Ảnh: The Conversation

Xác định lối thoát hiểm gần mình nhất khi lên máy bay – Ảnh: The Conversation

Các yếu tố bên ngoài cũng góp phần giúp ích.

Tại các sân bay đều có quy tắc nghiêm ngặt trong quy hoạch tránh chướng ngại vật xung quanh sân bay, nhằm đảm bảo rằng các dịch vụ cứu hỏa sân bay có thể đến bất cứ chỗ nào trong sân bay trong vòng ba phút khi có tai nạn.

Điều này đã giúp tăng đáng kể số lượng người sống sót, tránh trường hợp họ có thể sống sót sau tai nạn nhưng lại không thể di tản khỏi máy bay bị cháy.

Ngoài ra, trên tất cả, hành khách nên cảnh giác cho mình.

Theo Hãng máy bay Boeing, từ năm 2006 đến năm 2015, 66% các vụ tai nạn máy bay chết người xảy ra khi máy bay còn trên mặt đất, trong thời gian cất cánh hoặc trong quá trình tiếp cận cuối cùng và hạ cánh.

Do vậy, hành khách nên luôn mang giày và mặc quần áo phù hợp, lắng nghe hướng dẫn của phi hành đoàn, nếu không có gì thì không sao, nhưng nếu có chuyện, việc đó có thể cứu sống bạn không chừng.

BẠN CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ

Theo Ngọc Đông/Tuổi Trẻ

Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...