Du lịch Nhật Bản: Cẩm nang từ A đến Z

15:41 23/01/2017

iVIVU.com giới thiệu cẩm nang du lịch Nhật Bản đầy đủ và súc tích nhất, bao gồm các thông tin về xin visa, điểm đến, các món ăn ngon và những điều cần lưu ý khi đến đất nước mặt trời mọc.

Thời gian lý tưởng để đi du lịch | Kinh nghiệm xin visa | Địa điểm tham quan | Địa điểm mua sắm | Món ngon phải thưởng thức | Một số lưu ý

Du lịch Nhật Bản: Cẩm nang từ A đến Z

Thời gian lý tưởng du lịch Nhật Bản

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Nhật Bản tự túc là vào nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 4 – lúc hoa anh đào nở rộ và từ nửa cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11 – là thời kỳ du khách có thể ngắm lá vàng lá đỏ tại đây. Ngoài ra, nếu bạn là người thích mua sắm có thể đến Nhật vào mùa giảm giá vào tháng 7 và tháng 8 hoặc vào dịp Tết.

Ảnh: Bored Panda

Ảnh: Bored Panda

Kinh nghiệm xin visa Nhật Bản

Điều kiện cần

Hộ chiếu không được trắng tinh, bạn nên có vài con dấu ra khỏi Việt Nam ít nhất là qua thăm các nước Đông Nam Á không cần visa.

Điều kiện đủ: Chuẩn bị bộ hồ sơ

Lãnh sứ quán Nhật đã hướng dẫn rất cụ thể ở đây http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/vn/visa/dulich_v.htm

le-hoi-den-long-nhat-ban-ivivu-15

Các giầy tờ cần chuẩn bị:

1. Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu. Cách điền đơn như thế nào thì bạn xem ở đây:

http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/2012/february/20120229_kinyuu_mihon.PDF

Bạn có thể gõ trực tiếp luôn trên web, in ra và ký thôi. Mẫu đơn để gõ luôn trên website theo mẫu ở đây:

http://www.vn.emb-japan.go.jp/document/pdf/visa1.pdf

2. Bộ giấy tờ liên quan tới công ty đang công tác (bằng tiếng Anh)

– Giấy xin nghỉ phép của công ty (ghi rõ họ tên, bộ phận đang làm việc, chức vụ, số ngày nghỉ, các cấp bậc sếp đồng ý cho nghỉ và đóng dấu công ty).

– Giấy xác nhận của công ty chứng nhận rõ có tên bạn, chức vụ, mức lương và mục đích của việc xác nhận này là hỗ trợ cho bạn đi xin visa.

– Hợp đồng lao động.

– Sao kê bảng lương 3 tháng liên tiếp gần nhất.

3. Chứng minh tài chính: Giấy sao kê tài khoản ngân hàng chứng minh bạn có đủ tài chính cho chuyến đi. Và số tiền cần có ít nhất tương đương 5.000 USD.

4. Lịch trình và booking khách sạn:

– Lịch trình của chuyến đi. Không đơn giản chỉ là vài gạch đầu dòng ngày nào ở đâu. Tốt nhất bạn nên làm lịch trình của mình chi tiết nhất có thể. Bạn phải chắc chắn lịch trình của mình có các yếu tố đi đâu, đi bằng gì và ở đâu.

– Booking vé máy bay và khách sạn: Booking khách sạn bằng đủ số ngày bạn ở lại Nhật. Vé máy bay khứ hồi. Để tránh tình trạng hồ sơ bạn không được chấp nhận visa (điều vẫn có thể xảy ra), bạn có thể vào các webiste booking như: iVIVU.com,… và tìm khách sạn.

5. Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng

Sau đó bạn nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Nhật Bản địa chỉ 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội hoặc Lãnh sứ quán Nhật, 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh. Thời hạn nhận hồ sơ xin visa vào các buổi sáng trong tuần từ 8h30 -11h. Buổi chiều chỉ để trả kết quả visa thôi.

Ảnh: Bored Panda

Ảnh: Bored Panda

Những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc sắc cùng một hành trình lịch sử thú vị. Ngoài những trung tâm văn hóa và kinh tế nổi tiếng như Tokyo, Osaka, Kyoto hay các khung cảnh quen thuộc như núi Phú Sĩ, băng tuyết ở Hokkaido, biển Okinawa,… Nhật Bản còn còn có nhiều điểm đến với bề dày lịch sử đáng kinh ngạc cũng như những thắng cảnh đẹp mê hồn. Người Nhật chăm chỉ, cần cù và kỷ luật đã tạo nên những công trình hoành tráng và giữ gìn thiên nhiên tạo hóa ban cho.

Núi Phú Sĩ. Ảnh: San San

Núi Phú Sĩ. Ảnh: San San

Quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji

Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm vào năm 2003, quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji là quốc bảo của du lịch Nhật Bản nằm ở tỉnh Nara. Trong số các công trình trong quần thể này, đáng chú ý nhất là chùa Horyuji (Pháp Long học vấn tự) có một số tòa kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới, và chùa Hokkiji với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm 11 mặt.

Ảnh:art-and-archaeology.com

Ảnh:art-and-archaeology.com

Lâu đài Himeji

Lâu đài Himeji là một trong những điểm đến quan trọng nhất của du lịch Nhật Bản. Nằm ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo, Himeji là một khối kiến trúc lâu đài được cải tạo thời xưa từ một pháo đài. Himeji được xem là hình mẫu kiến trúc lâu đài của Nhật Bản, đã hoàn toàn vẹn nguyên qua các đợt ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và trận động đất Kobe.

Ảnh:Japan Guide

Ảnh:Japan Guide

Đảo Yakushima

Đảo Yakushima thuộc địa phận tỉnh Kagoshima. Hòn đảo hoang sơ này có một thảm thực động vật phong phú và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đặc biệt Yakushima có dấu tích còn lại của một khu rừng cổ ôn đới đặc biệt có giá trị. Mỗi năm hơn 300.000 du khách yêu thiên nhiên viếng thăm hòn đảo này.

Ảnh:JapanTravel

Ảnh:JapanTravel

Cụm di tích cố đô Kyoto

Cố đô Kyoto và khu vực lân cận bao phủ một vùng rộng lớn ngày nay bao gồm các thành phố Kyoto, Uji và Otsu. Các điểm đến trong cụm di tích cố đô Kyoto là một phần không thể thiếu đối với bất kì hành trình du lịch Nhật Bản nào. Cụ thể, khi tham quan cố đô Kyoto bạn sẽ khám phá: 14 chùa Phật giáo bao gồm chùa Kyogokoku-ji (đền Toji), chùa Kiyomizu-dera, chùa Enryaku, chùa Daigo, chùa Ninna, thiền viện Byodo-in, chùa Kozan, chùa rêu Saiho, chùa Tenryu, chùa Rokuon (chùa vàng Kinkakuji), chùa Jisho (chùa bạc Ginkakuji), chùa Ryoan, chùa Nishi Hongan; 3 đền Thần đạo bao gồm: đền Kamigamo, đền Shimogamo, đền Ujigami; và 1 lâu đài là lâu đài Nijo. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Kiyomizu với kiến trúc bằng gỗ trên cao, chùa Kinkakuji được bao phủ bằng những chiếc lá bằng vàng nguyên chất, chùa Ryoanji với khu vườn đá phong cách thiền, và chùa Kozanji nằm sâu trong rừng với những quốc bảo quý nhất của Nhật.

Ảnh: lkunl / Shutterstock

Ảnh: lkunl / Shutterstock

Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama

Hai ngôi làng Shirakawa-go và Gokayama nằm ở khu vực giáp ranh hai tỉnh Gifu và Toyama của Nhật. Giá trị đóng góp cho du lịch Nhật Bản của hai ngôi làng này không chỉ ở khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình, mà còn là kiến trúc nhà độc đáo với hai mái tranh tạo thành hình như bàn tay đang chắp lại cầu nguyện. Các tòa nhà ở đây nhìn đơn giản nhưng vững chãi, có thể chịu được sức nặng của tuyết đóng vào mùa đông tại khu vực này.

Ảnh: Tokyoromfinder.

Ảnh: Tokyoromfinder.

Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima – Genbaku Dome

Nói đến Nhật Bản người ta không thể không biết đến hai quả bom nguyên tử đã giáng xuống đất nước này trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thành phố Hiroshima, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của quả bom nguyên tử, hiện nay đã trở thành một điểm du lịch phổ biến của du lịch Nhật Bản. Một trong những điểm tham quan chính của thành phố này chính là khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima với vòm bom nguyên tử Genbaku Dome. Đây là tòa kiến trúc duy nhất còn trụ lại trong khu vực gần địa điểm phát nổ của quả bom.

Ảnh:@japan365days.com

Ảnh:@japan365days.com

Đền Itsukushima

Nằm ở đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima (còn gọi là thần xã Itsukushima) là công trình thần đạo quan trọng của du lịch Nhật Bản, nổi tiếng với cánh cổng torii khổng lồ. Khung cảnh cánh cổng torii này ngập trong nước biển phía trước núi Misen là một trong 3 cảnh đẹp nhất của Nhật Bản.

Ảnh:GaijinPot Travel

Ảnh:GaijinPot Travel

Cụm di tích thành cổ Nara

Cụm di tích cố đô Nara nằm ngay trong địa phận tỉnh Nara ngày nay, bao gồm 8 điểm đến: 5 chùa Phật giáo bao gồm: chùa Todai, chùa Kofuku, chùa Gango, chùa Yakushi và chùa Toshodai; 1 đền Thần đạo là đền Kasuga; 1 cung điện là Heijo – cung điện hoàng gia Nara; và 1 rừng nguyên sinh là rừng Kasugayama. Trong đó nổi bật nhất là chùa Todaiji, nơi hiện đang lưu giữ tượng bằng đồng lớn nhất thế giới của Đại Nhật Như Lai hay Phật Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Đại Phật Daibutsu. Trong khu vực khuôn viên chùa  và xung quanh, loài hươu sao linh thiêng trong Thần Đạo được dạo chơi thoải mái bên cạnh du khách.

Ảnh:Travel Caffeine

Ảnh:Travel Caffeine

Cụm đền chùa Nikko

Cụm di tích Nikko của du lịch Nhật Bản bao gồm 103 tòa kiến trúc và thiên nhiên tọa lạc ở Nikko, tỉnh Tochigi. Các địa điểm này thuộc về 2 đền Thần đạo là Futarasan và Toshogu cùng với 1 chùa Phật giáo là Rinnoji. Trong số các công trình tại đây có 3 công trình nổi bật nhất là cầu gỗ cong Shinkyo ở Futarasan, tòa tháp 5 tầng Gojunoto ở Toshogu, và tòa Sanbutsudo (còn gọi là Sando) ở chùa Rinnoji với các tượng phật A Di Đà và Quan Âm được đính lá bằng vàng nguyên chất.

Ảnh: whc.unesco.org

Ảnh: whc.unesco.org

Cụm di tích Phật giáo tịnh độ tông Hiraizumi

Nằm ở tỉnh Iwate, cụm di tích Hiraizumi của du lịch Nhật Bản bao gồm 5 địa điểm: chùa Chuson, chùa Motsu, chùa Kanjizaio, chùa Muryoko và núi Kinkeisan. Trong đó nổi bật nhất là chùa Chusonji với Hoàng Sảnh Konjikido, lăng mộ chứa xác ướp của thủ lĩnh gia tộc Bắc Fujiwara. Tòa sảnh này làm hoàn toàn bằng gỗ, được trang hoàng bằng những tấm lá vàng nguyên chất và xà cừ.

Ảnh:@Hiraizumi

Ảnh:@Hiraizumi

Du lịch Nhật Bản mua sắm ở đâu

Ginza: là khu mua sắm xa xỉ bậc nhất của Tokyo, đây là điểm đến dành cho những tín đồ mua sắm với hầu bao dày. Du khách có thể sắm cho mình đủ món đồ thượng hạng từ quần áo, mỹ phẩm tới các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Ảnh:Flickr

Ảnh:Flickr

Asakusa: là trung tâm của khu bình dân của thành Tokyo cổ (gọi là Edo). Đây là nơi ở của các nghệ nhân, thương nhân và gheisa. Ngày nay, những con hẻm nhỏ lộng gió của Asakusa vẫn đầy những bất ngờ dành cho du khách với những cửa hàng bán sản phẩm truyền thống Nhật Bản như búp bê, trống Taiko và nhiều đồ lưu niệm thú vị khác.

Shinjuku: là nơi du khách có thể tìm thấy những món đồ truyền thống thú vị như geta (guốc gỗ Nhật Bản) hay những chiếc túi từ vải kimono sang trọng,…

Ảnh: San San

Ảnh: San San

Roppongi: nổi tiếng với các tụ điểm ăn chơi, bar, pub, Roppongi cũng sở hữu rất nhiều trung tâm mua sắm lớn như Roppongi Hills và Tokyo Midtown. Nổi tiếng nhất vẫn là Japan Sword, nơi trưng bày và bán những thanh kiếm tanaka nổi tiếng của samurai Nhật Bản.

Shibuya: là khu phố mua sắm dành riêng cho các trào lưu teen ở Nhật Bản. Tại đây, có cả cửa hàng băng đĩa nhạc với số lượng băng đĩa khổng lồ giá rẻ, nhiều loại trang phục, phụ kiện thời thượng của giới trẻ Nhật Bản.

Ảnh: San San

Ảnh: San San

Harajuku & Aoyama: nổi tiếng với các cô gái theo phong cách Harajuku, khu phố này chật kín những cửa hàng bán trang phục tự thiết kế. Nếu là fan của phong cách thời trang Harajuku, Lolita,… bạn có thế tới khu phố này để sắm cho mình những trang phục độc đáo, lạ mắt. Khu Aoyama bán những trang phục có phần cao cấp hơn và mang tính sáng tạo nhiều hơn, tất nhiên cũng có cái giá “chát” hơn nhiều.

Ảnh: San San

Ảnh: San San

Ikebukuro: giá cả các đồ dùng ở đây rẻ hơn một chút, dành cho những người có hầu bao eo hẹp và không cần mua hàng hiệu. Ikebukuro có nhiều cửa hiệu tạp hóa lớn nơi bạn hoàn toàn có thể mặc cả hạ giá các món đồ được bán trong quầy.

Odaiba: là thánh địa mua sắm nổi tiếng với đầy đủ các thương hiệu danh tiếng cũng như cửa hàng nhỏ, Odaiba là điểm đến rộng cửa chào đón tín đồ du lịch thích tiêu pha lẫn tiết kiệm.

Ảnh:Gopackup

Ảnh: Gopackup

Những món ăn ngon không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản

Ramen: Mỗi vùng của Nhật Bản lại có cách chế biến mì ramen khác nhau, với 4 kiểu chính là shoyu, shio, tonkotsu và miso. Sợi mì dai cùng nước dùng đậm đà rất hợp để ăn trong những ngày lạnh.

Ảnh: Todayfocus.

Ảnh: Todayfocus

Okonomiyaki: Món bánh xèo hấp dẫn này được làm từ nhiều nguyên liệu như thịt lợn, bạch tuộc, tôm, và thậm chí là phô mai.

Ảnh: Studentlife.

Ảnh: Studentlife

Unagi no kabayaki: Thịt lươn được tẩm sốt kabayaki ngọt sau đó đem nướng, tạo hương vị đậm đà, ám khói. Món này thường được ăn cùng cơm trắng.

Ảnh: CNN.

Ảnh: CNN

Yakitori: Theo truyền thống, yakitori là thịt gia cầm nướng. Tuy nhiên, nghĩa của từ này đã được mở rộng ra, dùng cho cả các loại rau củ và thịt khác. Phần lớn các nhà hàng phết lên thịt một loại sốt đặc làm từ đậu nành, rượu gạo và rượu mirin, nhưng những người sành ăn thường chỉ thích rắc một chút muối lên thịt.

Ảnh: Yakitorione.

Ảnh: Yakitorione

Sushi: Là món ăn trứ danh của Nhật Bản, một miếng sushi ngon dựa trên hai yếu tố chính: độ tươi của nguyên liệu và kỹ thuật của đầu bếp. Đến xứ hoa anh đào, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đủ loại sushi với những mức giá khác nhau.

Ảnh: CNN.

Ảnh: CNN

Sanuki udon: Điều khiến món mì sanuki udon đặc biệt là vị dai và mềm mượt. Sợi mì trơn, dễ húp, vừa có độ chắc như mì Ý, vừa có sự mềm dẻo như bánh mochi. Mì được chan nước dùng dashi ngọt ngào, vừa miệng.

Ảnh: Norecipes.

Ảnh: Norecipes

Tonkatsu: Thịt lợn được thái miếng to bản, tẩm bột sau đó chiên trong chảo ngập dầu cho tới khi có màu vàng nâu. Thịt có phần trong mềm, phần ngoài giòn tan, được rưới một loại sốt cay ngọt hấp dẫn, rất hợp ăn kèm cơm trắng.

Ảnh: Ichibasushi.

Ảnh: Ichibasushi

Lưỡi bò: Sendai được coi là quê hương và nơi thưởng thức món lưỡi bò tuyệt nhất ở Nhật. Lưỡi bò có vị ngậy, mềm dai và ít béo hơn so với thịt bò thường.

Ảnh: CNN.

Ảnh: CNN

Natto: Món đậu nành lên men này có mùi khá khó ngửi với những ai mới ăn lần đầu. Đây là món ăn quen thuộc vào bữa sáng của người Nhật, thường được dùng kèm cơm trắng.

Ảnh: Oyatsubox.

Ảnh: Oyatsubox

Gyoza: Có hình dạng và cách chế biến tương tự như sủi cảo của Trung Quốc, món gyoza có phần nhân thường được làm từ thịt lợn, bắp cải và hẹ, áp chảo cho vàng một mặt và chấm với xì dầu pha dấm.

Ảnh: CNN.

Ảnh: CNN

Nabe: Đây là một trong những món ăn phổ biến vào dịp tụ họp đông người ở Nhật Bản, đặc biệt là vào mùa đông. Nabe thường gồm các loại rau củ, nấm và thịt, được cho vào một nồi gốm và đun nóng, sau đó chấm với các loại sốt.

Ảnh: Aminoapps

Ảnh: Aminoapps

Tempura: Các loại rau củ, hải sản được tẩm bột mì sau đó chiên giòn, thường chấm với xì dầu. Tempura được ăn kèm nhiều món, từ uống bia, rượu, tới khi ăn cơm, mì.

Ảnh: Imonlyhereforthefood

Ảnh: Imonlyhereforthefood

Canh miso: Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Nhật. Món canh này được làm từ nước dùng dashi nấu với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển, nấm.

Ảnh: Nytimes

Ảnh: Nytimes

Mì soba: Đây là loại mì làm từ kiều mạch, rất phổ biến ở Nhật. Mì soba có thể được ăn nóng hoặc lạnh tùy mùa.

Ảnh: Livestrong

Ảnh: Livestrong

Taiyaki: Bánh cá nướng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, với phần vỏ vàng giòn và phần nhân đậu azuki ngọt ngào. Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức nhiều loại nhân khác như nhân kem, phô mai, trà xanh…

Ảnh: Miner8

Ảnh: Miner8

Kem matcha: Vị đắng nhẹ của bột trà xanh matcha được cân bằng nhờ vị ngọt của sốt đậu đỏ. Đây là món tráng miệng lý tưởng trong những ngày hè nóng bức.

Ảnh: Torontolife

Ảnh: Torontolife

 Một số điều cần lưu ý khi đến Nhật Bản

Tiền tip

Khác với các nước phương Tây, văn hóa tiền tip gần như không tồn tại ở Nhật Bản. Những nhân viên dịch vụ như phục vụ bàn, nhân viên khách sạn hay lái xe taxi không bao giờ đòi hay nhận tiền tip từ khách hàng. Theo quan niệm của người Nhật, việc đưa tiền tip là một hành động thực sự khiếm nhã và không tôn trọng họ nên thậm chí, nhiều nhân viên đã đuổi theo du khách để trả lại tiền tip nếu khách để lại.

Ảnh: wakkanai097

Ảnh: wakkanai097

Cởi giày dép trước khi vào nhà người khác

Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Hầu hết các nhà ở Nhật Bản đều có một khoảng trống trước cửa gọi là genkan. Genkan là nơi ra vào và cũng là nơi để giày dép cho khách. Do đó trước khi vào nhà người Nhật hãy dành ra mấy giây ở genkan để cởi giày và xếp nó ngay ngắn (mũi giày hướng ra phía cửa).

Ảnh: Fufurasu

Ảnh: Fufurasu

Không ăn uống trên đường phố

Trong văn hóa phương Tây, vừa đi vừa ăn được xem là một hành động bình thường nhưng người Nhật lại cho rằng đây là một hành động rất bất lịch sự. Các hoạt động ăn uống ngoài trời chỉ áp dụng cho các lễ hội văn hóa và âm nhạc, vì thế khi đến Nhật bạn không nên vừa đi vừa ăn trên đường phố, trên tàu hoặc ở những nơi công cộng nhé.

Ảnh: troy_williams

Ảnh: troy_williams

Xả rác

Ở các nước khác, người dân có thể làm ngơ trước những chiếc túi rác vương vãi đầy trên đường phố tuy nhiên ở Nhật, họ không hề chấp nhận điều này. Đặc biệt đến Nhật bạn sẽ thấy trên đường phố, trong công viên, đến các di tích văn hóa, lịch sử hầu như không có nhiều thùng rác, vì thế nếu muốn vứt rác mà không tìm được thùng rác thì bạn hãy kiên nhẫn giữ rác trên tay cho đến khi tìm được thùng rác.

Ảnh: troutfactory

Ảnh: troutfactory

Ôm người khác

Bạn đang là du khách và muốn cố gắng trở nên thân thiện trong mắt người dân bản địa điều đó là tất nhiên nhưng hãy lưu ý rằng người Nhật rất khó chịu khi bị người khác ôm cho dù là người quen hay người lạ. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cúi chào hay bắt tay khi gặp người Nhật thay vì trao cho họ một cái ôm thân thiết.

Ảnh: U.S. Navy JAG Corps

Ảnh: U.S. Navy JAG Corps

Nói chuyện trên điện thoại trên tàu

Khi sử dụng các phương tiện công cộng như tàu hỏa hay tàu điện ngầm thì tốt nhất bạn nên chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và tốt nhất là không nhận điện thoại của người khác. Vì hầu hết người Nhật có xu hướng không nói chuyện điện thoại khi đang đi trên các phương tiện giao thông công cộng, để tránh làm phiền hành khách đi cùng.

Ảnh: Virtual Zavie

Ảnh: Virtual Zavie

Văn hóa trả tiền ăn uống

Văn hóa mời ở Nhật cũng giống như ở Sài Gòn, mời đi ăn là đi ăn chung nhưng mỗi người sẽ tự trả tiền riêng phần của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm chia tiền là tốt, nếu người mời bạn muốn trả toàn bộ chi phí cho bữa ăn thì bạn cũng không nên từ chối, điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (Cám ơn vì đã chiêu đãi).

Văn hóa nhà tắm

Đến Nhật Bản, du khách dễ dàng tìm thấy các nhà tắm công cộng hay onsen (suối nước nóng), tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng hãy làm sạch sẽ cơ thể trước khi bước vào các phòng tắm công cộng ở Nhật.

Ảnh: Iyhon Chiu

Ảnh: Iyhon Chiu

Đeo khẩu trang y tế

Đến Nhật Bản bạn dễ dàng bắt gặp người dân dù là nam hay nữ, từ già đến trẻ đều đeo khẩu trang. Không chỉ bảo vệ sức khỏe, người dân Nhật đeo khẩu trang còn để ngăn chặn nhiễm bệnh cho người khác hoặc đôi khi các bạn trẻ xem việc đeo khẩu trang như một phụ kiện thời trang.

Ảnh: Matthew Kenwrick

Ảnh: Matthew Kenwrick

Văn hóa bàn ăn

Trước khi dùng bữa, đặt 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi và nói “itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người” và sau khi dùng bữa sau hãy nói câu “gochisosamadeshita”. Đây là những từ ngữ để thể hiện lòng biết ơn với người đã tạo ra bữa ăn ngon cho bạn.

Có thể mua mọi thứ với thẻ tín dụng

Dù các phương thức thanh toán khác đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn tại Nhật Bản nhưng tốt nhất bạn vẫn nên mang theo tiền mặt. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán được ưa thích khi bạn trả phí vào cửa tại các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng nhỏ hay các cửa hàng nhỏ.

Ảnh: SmALl CloUd

Ảnh: SmALl CloUd

Không nên nghịch ngợm với đũa

Đối với người Nhật, đôi đũa là một phần văn hóa ẩm thực của họ và hầu như tất cả các món ăn của người Nhật đều phải dùng đũa. Vì thế đến Nhật, bạn không nên sử dụng đũa vào mục đích khác ngoài việc ăn cơm hay nghịch ngợm chúng bởi đây là một hành động khiếm nhã và bất lịch sự.

Ảnh: HAMACHI!

Ảnh: HAMACHI!

Chộp ngay cơ hội du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào với 2 tour BAO ĐẬU VISA

Tour Nhật Bản 4N3D: Mùa Hoa Anh Đào giá chỉ 23.800.000 VND

Tour Nhật Bản 5N4D : Mùa Hoa Anh Đào giá chỉ 28.800.000 VND

Lưu ý:

– Thủ tục xin visa Nhật đơn giản với khách hàng đã đi qua 3 quốc gia

– Giảm ngay 500.000 đồng/khách cho 100 khách hàng đăng ký đầu tiên

– Tặng kèm voucher làm đẹp trị giá 5 triệu

– Sẽ thu tiền đặt cọc trong một số trường hợp

Nhanh tay gọi  (08) 3933 8002 để đặt tour du lịch Nhật Bản với mức giá cực ưu đãi từ iVIVU.com nhé

Theo San San (tổng hợp)

Đặt khách sạn Nhật Bản tại iVIVU.com nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (7 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...