Điện Kiến Trung – Huế: Bối cảnh chính phim “Hoàng hậu cuối cùng”

14:11 16/09/2024

Hãy để iVIVU đưa bạn ghé thăm điện Kiến Trung và chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo, trầm mặc, cổ kính ở chốn kinh thành.

Xem thêm: Du lịch Huế

Vẻ cổ kính, tráng lệ giữa lòng cố đô

Điện Kiến Trung mang vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy. Ảnh: @VGP/Lê Hoàng

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921 và hoàn thành vào năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Trong giai đoạn lịch sử này, đây được xem là cung điện xa hoa lỗng lẫy và là nơi sinh hoạt của vua. Về sau, đến thời vua Bảo Đại, điện được trùng tu và trở thành nơi ở của gia đình vua. Với tên gọi gửi gắm nhiều ý nghĩa, chữ “Kiến” mang ý dựng lên, thành lập, còn chữ “Trung” thể hiện sự ngay thẳng, không thiện lệch. Đây là một trong năm công trình quan trọng trong quần thể di tích Đại Nội. Cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái.

Một trong năm công trình quan trọng trong quần thể di tích Đại Nội. Ảnh: @VGP/Lê Hoàng

Không chỉ mang giá trị kiến trúc đặc sắc của Hoàng cung triều Nguyễn, nơi đây còn ghi dấu một thời vẻ vang của lịch sử dân tộc. Từ một tàn tích sau chiến tranh, điện Kiến Trung được thi công phục dựng dựa trên những tư liệu lịch sử. Nơi đây một lần nữa lại khoác lên mình vẻ lộng lẫy, uy nghi.

Hơi thở giao hòa của kiến trúc Á – Âu

Khuôn viên bên ngoài rộng thoáng xanh mướt. Ảnh: @VGP/Lê Hoàng

Một trong những điểm nhấn độc đáo, khác biệt của điện là sự kết hợp giữa kiến trúc Phục Hưng của Ý, kiến trúc của Pháp và kiến trúc cổ của Việt Nam. Đem đến sự giao thoa hơi thở Á – Âu đặc sắc. Ở phía trước khuôn viên điện được thiết kế với cảnh quan có thảm cỏ xanh và vườn hoa hút mắt. Tầng chính được thiết kế với 13 cánh cửa hiên, 5 cánh ở phần giữa và mỗi bên có 3 cánh.

Điện Kiến Trung khoác lên sự lộng lẫy sau trùng tu. Ảnh: @VGP/Lê Hoàng

Trên mái điện là hệ thống hoa văn, hình rồng được khảm sành sứ, biểu tượng cho sự cao quý, quyền uy. Bên ngoài, cửa sổ được sơn thiếp đỏ, tường cũng được đầu tư. Với nhiều mảnh gốm sứ màu sắc có họa tiết rồng, mây, phượng cầu kỳ, lộng lẫy.

Nội thất bề thế bên trong cung điện. Ảnh: @VGP/Lê Hoàng

Nội thất bên trong cung cũng không kém phần bề thế, xa hoa đậm chất hoàng cung triều Nguyễn. Kết hợp uyển chuyển với kiến trúc phương Tây những năm đầu thế kỷ XX. Hoa văn trên tường, trần nhà được trang trí tỉ mỉ theo những tài liệu xưa. Lấy sắc vàng làm chủ đạo, bởi theo triết lý phương Đông màu vàng ứng với thổ trong âm dương ngũ hành. Được xem là vị trí trung tâm và là nguồn gốc của vạn vật. Điều này thể hiện được sự tôn nghiêm tột bật của bậc vua chúa.

Cầu nối gắn kết cội nguồn lịch sử

Một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Kinh thành. Ảnh: @Báo Điện tử VOV

Không chỉ mang giá trị về mặt lịch sử dân tộc, nơi đây còn chất chứa nét đẹp trong kiến trúc Việt Nam. Điều này, khiến nơi đây trở thành bối cảnh chính của phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng”, kể về cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu. Việc trùng tu, tôn tạo lại một công trình quan trọng như thế, như cầu nối gắn kết thế hệ mai sau với cội nguồn quá khứ. Với những ý nghĩa lớn lao đó, điện Kiến Trung là điểm dừng chân lý tưởng bạn không thể bỏ lỡ khi khám phá Kinh thành. Mở ra một trải nghiệm khó quên cho những ngày vi vu.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...