Các lưu ý không thể bỏ qua khi đi máy bay

16:56 18/12/2013

Ngày nay, máy bay đã trở thành phương tiện hữu dụng rút ngắn thời gian cho con người mỗi khi đi xa. Lần đầu tiên đi máy bay, để tránh gặp phải những rắc rối đáng tiếc xảy ra, ngoài việc tìm hiểu kỹ về những quy định của các hãng hàng không ở các nước sở tại bạn cũng nên biết một số kinh nghiệm để giữ gìn sức khỏe trong suốt chặng đường bay.

Check in ở máy bay khi đi du lịch

Nên mang theo những giấy tờ cần thiết gồm: vé, hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với yêu cầu của chính quyền sở tại.

Những thủ tục tại sân bay sẽ được bắt đầu sớm hơn 2 giờ và kết thúc trước giờ bay theo lịch 30 phút. Khi đi, bạn không được mang trong hành lý chất khí lỏng, rắn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất phóng xạ, từ tính. Hành lý miễn cước tùy theo hãng máy bay có thể từ 20kg đến 70kg.

Một số tác hại cần lưu ý

Mất nước

Trên thực tế, hệ thống làm mát trên máy bay làm tăng nguy cơ mất nước. Hơn nữa, sự thay đổi của áp suất khí quyển và sức nóng làm rối loạn sự lưu thông của các mạch máu.

Mệt mỏi vì ngồi lâu trên khoang, vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong giấc ngủ và ăn uống, dẫn đến rối loạn nhịp độ sinh hoạt, nhức đầu, mất ngủ, đầy bụng.

Lời khuyên

Đi ngủ sớm hơn một giờ nếu đi du lịch về phía Đông, và đi ngủ chậm hơn một giờ nếu đi du lịch về hướng Tây.

Trước khi đi 3 ngày, du khách nên ăn nhiều protein như thịt, phô mai vào các bữa điểm tâm, ăn nhiều rau, bột vào buổi chiều. Ngày thứ hai thì ăn thức ăn nhẹ như súp, trái cây, thịt nướng. Và ngày thứ ba nên ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

 Ù tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nhất là khi đang đau đầu.

Nguyên nhân: hiện tượng thay đổi áp suất khi máy bay thay đổi độ cao.

Lời khuyên: luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt hai lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, bạn sẽ tự cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với bên ngoài. Nếu đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.

Chân bị phù, chuột rút, đau cơ khắp người và cảm thấy mệt mỏi

Đặc biệt, việc phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế chật hẹp khiến cơ thể hầu như bất động hoàn toàn là nguyên nhân làm cho chân bị phù. Triệu chứng này đe dọa tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căn bệnh này càng trở nên trầm trọng với những người bị chứng khuyết hối, nó làm tắc nghẽn tĩnh mạch phổi và gây nên bệnh viêm tĩnh mạch chết người.

Du lịch bằng máy bay

Lời khuyên

Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi trở lại vị trí bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là đối với các bắp thịt.

Uống nhiều nước, một lít nước trong năm tiếng.

Tránh dùng những đồ uống có chất kích thích như cà phê, coca hoặc rượu. Những đồ uống này sẽ làm tăng khả năng mất nước.

Tránh dùng thuốc ngủ hay thuốc an thần. Khi dùng những loại thuốc này, bạn sẽ không hoạt động được nhiều và nguy cơ mắc các bệnh nói trên tăng cao.

Lắc cổ sang hai bên rồi quay tròn từ từ, làm bốn lần rồi đổi chiều, nhún hai vai rồi quay tròn; giơ cao hai tay lên trần, thay đổi tay trái rồi đến tay phải, cử động các ngón chân và bàn chân lên xuống nhiều lần. Nếu có thể nên đứng lên và đi lại một quãng để máu lưu thông tốt.

Tập thở chậm và sâu giúp oxy vào phổi nhiều để cung cấp cho máu. Ngoài ra, để tránh khó chịu khi ngồi trên khoang bay, nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh chỗ ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên xuống nhất. Nên mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.

Tăng sự lưu thông máu ở chân: cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần; đứng lên (và nếu có thể), cứ hai giờ lại dời chỗ để đi một quãng; tập thở chậm và sâu; lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời nên việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu.

Như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực vật cũng rất hữu hiệu cho sức khỏe của bạn trong chuyến bay. Cây mùi tây, nho đỏ… là những loại thực phẩm làm lưu thông mạch máu và ngăn chặn bệnh phù.

 Đi du lịch cần chú ý

Một số bệnh sau đây không thích hợp đi lại bằng đường hàng không

– Người bị bệnh tim nặng đến giai đoạn hiểm nghèo như suy tim có triệu chứng tím tái hoặc bị tắc mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

– Người bị bệnh nghiêm trọng ở bộ máy hô hấp, khó thở hoặc hen phế quản nặng; bị các bệnh gây tràn khí, tràn dịch màng phổi hay vừa qua các xét nghiệm y tế mà bọt khí còn tồn lưu trong hệ thống thần kinh trung ương như chụp Xquang não bơm khí, chụp não thất.

– Những người có bệnh cao huyết áp (trên 230/130 mmHg) hoặc những người có bệnh huyết áp thấp (80/50 mmHg).

– Người bị tổn thương gây ra các triệu chứng như ho  ra máu tái phát, khạc ra máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

– Người bị đột quị vừa mới trong vòng 4 tuần lễ.

– Người bị các bệnh: khối u trung thất, thoát vị quá lớn, tắc ruột.

– Người bị tổn thương não, vỡ xương sọ, gãy xương hàm phải mang nẹp vĩnh viễn.

– Người bị thiếu máu nặng với mức phải mang Hemolobin dưới 8g/dl.

– Người mới phẩu thuật (đặc biệt là ở đầu ngực bụng) chưa đủ thời gian để liền vết thương.

– Người bị ảnh hưởng của say rượu, ma túy hay các chất kích thích.

– Người bị bệnh tâm thần ở trạng thái không ổn định có thể gây nguy hiểm cho người khác.

– Người bị liệt trong vòng 1 tháng kể từ khi khởi phát. Với trường hợp bị liệt do hành não dù ở giai đoạn nào cũng không nên đi máy bay.

– Người bị bệnh ngoài da có thể gây nhiễm hoặc có hình dạng kỳ quái, hôi hám.

– Người bị các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt phát ban, đậu mùa, viêm não Nhật bản, lao tiến triển.

– Trẻ sơ sinh dưới 14 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ 32 tuần tuổi trở lên, phụ nữ ngay sau khi sinh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nếu chứng bệnh được chẩn đoán là ổn định và được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và nhân viên ý tế có kinh nghiệm đi kèm để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người bệnh thì vẫn có thể được xem xét chấp nhận vận chuyển bằng đường hàng không.

iVIVU chúc bạn có những chuyến bay an toàn!

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (13 lượt, 3,38 điểm trên 5)
Loading...