Các hoạt động vui chơi, giải trí đầu xuân Quý Tỵ

16:11 27/06/2013

Nếu không lên lịch đi chơi xa, người dân Hà Nội và TP HCM cũng có khá nhiều lựa chọn điểm vui chơi, giải trí đầu xuân Quý Tỵ ngay trong nội thành thành phố.

>> Du lịch mùa lễ hội đầu xuân

>> 10 địa danh ngọt ngào cho đôi lứa

>> Cả nước rộn ràng chào đón xuân Quý Tỵ

Đi chơi đầu xuân - iVIVU.com

Hà Nội

1. Công viên Hồ Tây

Chương trình “Xuân yêu thương” với nhiều chủ đề khác nhau từ ngày mùng 1 đến mùng 5 Tết như: “Ngày hội văn hóa truyền thống” tái hiện không khí Tết cổ truyền, “Mùa xuân của bé” dành cho thiếu nhi, “Vũ điệu mùa xuân” dành cho thành niên, “Quê hương ba miền” tái hiện Tết Bắc – Trung – Nam, “Valentine hạnh phúc” dành cho những người đang yêu… Ngoài ra, từ ngày 15 đến 17/2/2013 (Tức từ mùng 6 đến mùng 8 Tết Quý Tỵ), công viên Hồ Tây cũng sẽ tổ chức rất nhiều chương trình ca múa nhạc, trò chơi dân gian phục vụ du khách.

2. Chương trình “Bé vui hội Tết”

Tổ chức tại Triển lãm Vân Hồ (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng), từ ngày 13 đến 17 /02/2013 (Tức mồng 4 – 8 Tết âm lịch). “Bé vui hội Tết” tái dựng, mô phỏng ngôi làng Việt thời xưa với không gian Tết đặc trưng và nhiều hoạt động đón Tết cổ truyền theo phong tục truyền thống, với chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng năm mới.

Giá vé người lớn 60.000/1 vé, trẻ em 150.000/1 vé và trẻ dưới 80cm miễn phí. ĐT: 04. 3937 4818

3. Đón Tết dân gian ở Bảo tàng dân tộc học

Từ mồng 6 đến mồng 8 Tết (15 đến 17-2-2013), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động mang đậm nét văn hóa dân gian: trình diễn nghệ thuật dân gian, chơi trò chơi dân gian, đốt pháo bông, ẩm thực Yên Bái và ẩm thực Tày xứ Lạng… có sự tham gia của những người Dao, Khơmú, Xá Phó, Sán Chay, Mông và Thái đến từ tỉnh Yên Bái. Với chương trình hoạt động khá phong phú gồm cả phần xem, chơi và ẩm thực…

Riêng tối mồng 7 Tết (19h00) công chúng có cơ hội thưởng thức màn trình diễn đốt pháo bông của nhóm thợ thủ công Hải Phòng cùng một số hoạt động khác.

TP HCM

1. Xem kịch

– “Hạnh phúc? Ở đâu?” (Tác giả: Mai Trung, đạo diễn: NSUT Công Ninh). Vở kịch đang công diễn tại Nhà hát kịch Sân Khấu Nhỏ (5B Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM).

– “6 tháng, anh và em” (Tác giả: Nguyên Thảo, đạo diễn: Ái Như); “Tái sinh” (Tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc – Hoàng Thái Thanh, đạo diễn: Ái Như). Công diễn tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh (36 Lê Quý Đôn, P.7, Q.3, TP.HCM).

– “Số đào hoa” (Tác giả: Nguyễn Minh Phương, đạo diễn: Hòa Hiệp); “Trăng máu” (Tác giả Xuyên Lâm, đạo diễn Diệp Tiên). Công diễn tại sân khấu kịch Hồng Vân (70-72 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM).

– “Bí mật nhà xác” (Tác giả – đạo diễn: Bùi Quốc Bảo). Công diễn tại sân khấu Thế Giới Trẻ (125 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM).

– “Hồn bướm mơ điên” (Tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc – Minh Phương, đạo diễn: Vũ Minh). Công diễn vào ngày 10-2 tại Nhà hát Bến Thành (số 6 Mạc Đĩnh Chi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

– “Miêu nữ hí miêu gia” (Tác giả: Đăng Nhân, đạo diễn: NSUT Hữu Châu), “Xóm Vịt trời” (Tác giả: Hương Giang, đạo diễn: Tuấn Khôi) được công diễn tại sân khấu kịch Idecaf bắt đầu.

Xem kịch Tết Quý Tỵ - iVIVU.com

2. Tại Khu vui chơi trẻ em KizCiti (quận 4) có các cuộc thi “Hoa xuân tặng Mẹ”, “Múa vũ điệu của Hoa” ngày mùng 2 & 3 Tết, Kỷ lục gia Mai Đình Tới biểu diễn với các nhạc cụ tự chế vào mùng 7 Tết, nhận lì xì và lời chúc từ ông Phúc Lộc Thọ, xin chữ ông đồ cho cả năm may mắn, nặn tò he nhiều màu sắc… cùng các trò chơi dân gian đập heo đất, ô ăn quan, nhảy bao bố, ném vòng…

3. Các chương trình ca nhạc Tết tại Sân khấu 126 chủ đề “Xuân họp mặt” sẽ diễn ra vào 19 giờ 50 từ mùng 1 đến mùng 10 Tết. Sân khấu Trống Đồng với chương trình “Mừng xuân” từ mùng 1 đến mùng 6 Tết. Nhà văn hóa Thanh niên trình diễn ca nhạc “Khúc ca xuân” vào 20 giờ ngày mùng 1 Tết.

4. Khu vui chơi Thỏ trắng

Dịp Tết Nguyên đán 2013, Khu vui chơi (KVC) Thỏ Trắng (875 Cách Mạng Tháng Tám, P. 15, Q. 10) có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, ẩm thực cho cả gia đình và trẻ em trong suốt dịp Tết. Làng ẩm thực dân gian bày trí đẹp mắt, thuần Việt, mang đậm phong cách đồng quê với nhiều món ăn ba miền phong phú, game mini vui xuân miễn phí, hái lộc đầu năm nhận lì xì với các hoá đơn trên 200.000 VNĐ, sân khấu ca nhạc, couple festival cho ngày 14.02 (mùng 05 Tết)…

Ngoài ra, các rạp chiếu phim, trung tâm vui chơi giải trí (Megastar, Parkson, phòng trà ca nhạc, Đầm Sen, Suối Tiên…) cũng mở cửa suốt Tết để phục vụ du khách.

Vui chơi thiếu nhi dịp Tết - iVIVU.com

Thông tin thêm: Thời tiết ba miền dịp Tết Quý Tỵ

Ở miền Bắc nền nhiệt thấp nhất trong các ngày từ 9 – 12/2 (29 âm lịch đến ngày mùng 3 tết) ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giảm còn 14 – 17 oC, ở các tỉnh vùng núi nhiệt độ thấp dưới 15 oC. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Bắc Bộ phổ biến trong khoảng từ 18 – 21 oC. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Sau đó, từ ngày 13 – 17/2 (mùng 4 – 8 Tết) là thời kỳ rét, nhưng không rét đậm, rét hại, có nhiều ngày có sương mù và mưa phùn ẩm ướt.

Ở miền Trung, nền nhiệt thấp nhất trong các ngày từ mùng 9 – 12/2 (29 âm lịch đến ngày mùng 3 tết) phổ biến trong khoảng từ 16 – 19 oC. Nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến trong khoảng từ 23 – 26 oC. Đêm và sáng trời rét.

Khu vực Nam Bộ, thời tiết trong 7 – 8 ngày tới tiếp tục ổn định. Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày trời nắng nền nhiệt thấp nhất về đêm và sáng phổ biến trong khoảng từ 21 – 24 oC, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 33 – 36 oC, ở miền Đông Nam Bộ có nơi có nắng nóng. Nhưng từ sau ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết), nền nhiệt ngày ở Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ từ 1 – 2 oC, phổ biến trong khoảng từ 31 – 34 oC.

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU

Tham khảo khách sạn Hà Nội

Tham khảo khách sạn TP HCM 

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!)
Loading...