Khám phá bảo tàng rắn lớn nhất Đông Nam Á ở Tiền Giang

14:27 24/02/2016

Bên cạnh khám phá đời sống của các loại rắc độc, bạn còn được tìm hiểu quy trình lấy nọc, điều chế thuốc trị rắn cắn tại đây.

Khám phá bảo tàng rắn lớn nhất Đông Nam Á ở Tiền Giang

Tiền Giang đón khách với đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho, biển đục Tân Thành, chợ nổi Cái Bè cùng những vườn trái cây sai trái.

Ngày 1

Con hổ mang chúa 15 tuổi, nặng 12 kg, dài gần 4 m được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Ảnh: Trường Giang.

Con hổ mang chúa 15 tuổi, nặng 12 kg, dài gần 4 m được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Ảnh: Trường Giang.

7h: Khởi hành từ TP HCM – Tiền Giang. Nếu đi xe ôtô, bạn có thể chọn hướng cao tốc Trung Lương. Nếu đi xe máy, hướng cầu Mỹ Lợi sẽ giúp bạn rút ngắn hành trình.

9h: Đến TP Mỹ Tho. Dừng chân ăn sáng.

10h: Xuất phát đi trại rắn Đồng Tâm. Tham quan các chuồng rắn, các tiêu bản rắn, tìm hiểu quy trình lấy nọc và quy trình nghiên cứu thuốc chữa rắn cắn.

12h: Ăn trưa trong khuôn viên bảo tàng. Nghỉ ngơi.

13h: Rời trại rắn, đến khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút. Đây là nơi ghi dấu trận đại chiến chống quân Xiêm của Nguyễn Huệ.

15h: Đến chùa Vĩnh Tràng ở đường Nguyễn Trung Trực thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 và mang đậm nét kiến trúc Á – Âu.

16h: Đến nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho ở 32 Hùng Vương được xây vào năm đầu thế kỷ 20 mang phong cách Tây Âu.

17h: Tới khách sạn đã đặt trước, ăn tối, khám phá thành phố Mỹ Tho về đêm.

Ngày 2

Hủ tíu Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước dùng cùng cọng hủ tiếu dai mềm. Ảnh: An Huỳnh.

Hủ tíu Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước dùng cùng cọng hủ tiếu dai mềm. Ảnh: An Huỳnh.

7h: Trả phòng, xuất phát đi Gò Công.

9h: Khám phá Lăng Trương Định. Đền thờ mang kiến trúc Đông phương với các án thờ, khuôn biển sơn son thếp vàng.

10h: Tham quan cụm lăng Hoàng Gia xây dựng vào năm 1826, thờ dòng họ Phạm Đăng. Đây là một trong những công trình hiếm hoi ở miền Tây có tuổi thọ vài trăm năm.

11h: Đến biển Tân Thành, một trong những biển đục nổi tiếng của miền Tây. Các hoạt động nên có ở đây là cào nghêu và thưởng thức món ngon từ nghêu.

14h: Tham quan, mua và thưởng thức hải sản ở biển và chợ Vàm Láng.

16h: Ghé làng Kiểng Phước xem bảng sắc phong thần do vua Gia Long ban tặng cũng như chiêm ngưỡng bộ xương cá ông không còn nguyên vẹn ở đình làng.

17h: Tới khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối, khám phá TP Gò Công về đêm.

Ngày 3

Chợ nổi trên sông. Ảnh: Ngọc Trinh.

Chợ nổi trên sông. Ảnh: Ngọc Trinh.

3h: Đi thăm chợ nổi Cái Bè. Chợ hoạt động từ 3-6h sáng hàng ngày. Người dân mang sản vật của nhà trồng hay nuôi được ra buôn bán, trao đổi với nhau.

7h: Thuê thuyền du ngoạn trên sông Tiền.

8h: Dừng chân ở cù lao Tân Phong. Tham gia hoạt động thưởng thức và hái trái cây tại vườn. Tham quan các cơ sở sản xuất kẹo dừa hay đồ thủ công mỹ nghệ.

11h: Lên thuyền sang cồn Long, nơi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu. Ăn trưa, nghỉ ngơi và nghe đàn ca tài tử tại đây.

14h: Lên đò nhỏ, chèo theo những con rạch ẩn mình dưới bóng mát của dừa nước.

15h: Khởi hành từ Tiền Giang – TP HCM.

– Chi phí dự tính cho chuyến đi khoảng: 1 triệu đồng một người.

– Các món nên thử tại đây gồm cá bống kho nước dừa, bánh giá, ốc gạo Tân Phong, chuối quết dừa, mắm còng, gỏi nham…

– Các món nên mua về làm quà gồm vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè, bưởi da xanh, mật ong, mắm tôm chà, mắm tôm chua Gò Công…

Theo Zing News

Tham khảo danh sách hàng loạt khách sạn giảm giá cực tốt tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...