Vụ mất tích trong rừng rậm Panama 3 năm chưa có lời giải

09:17 26/12/2017

Hai sinh viên người Hà Lan đã lao vào rừng rậm Panama để khám phá với nhiệt huyết tuổi trẻ, để rồi mãi mãi nằm lại ở nơi này.

Vụ mất tích trong rừng rậm Panama 3 năm chưa có lời giải

Lisanne Froon, 22 tuổi và Kris Kremers, 21 tuổi là hai sinh viên đến từ Hà Lan. Họ tham gia một chương trình tình nguyện tại thị trấn Boquete, Panama. Trong thời gian này, cả hai đã cùng nhau đi khám phá đất nước Trung Mỹ, theo BBC.

Vào một ngày tháng 4/2014, cả hai dắt theo con chó của chủ nhà nơi họ đang ở trọ và đi dạo xuyên qua những cánh rừng rậm rạp ở Boquete, gần núi lửa Baru, giáp biên giới Costa Rica. Trước đây, cả hai từng có kinh nghiệm thám hiểm 2 tuần trong rừng. Do đó, Froon và Kremeres rất hào hứng cho chuyến đi lần này.

Cảnh sát tìm thấy máy ảnh của Froon (phải) và Kremers, cả hai trông vẫn ổn trong những bức ảnh cuối cùng họ chụp cho nhau vào ngày mất tích. Ảnh: Elite Readers.

Cảnh sát tìm thấy máy ảnh của Froon (phải) và Kremers, cả hai trông vẫn ổn trong những bức ảnh cuối cùng họ chụp cho nhau vào ngày mất tích. Ảnh: Elite Readers.

Trước khi khởi hành, hai cô gái trẻ ăn sáng muộn cùng hai người đàn ông đồng hương. Đến đêm, chủ nhà đã rất lo lắng khi thấy chó cưng quay về một mình, và Froon cùng Kremeres chính thức biến mất không dấu vết từ lúc đó.

Sáng 3/4/2014, chủ nhà báo cảnh sát. Người hướng dẫn của hai sinh viên cho biết đã không gặp cô trong buổi hẹn vào sáng hôm đó. Cuộc tìm kiếm chính thức được chính quyền Panama mở rộng trên toàn khu vực, gồm đường bộ và đường không.

Một tuần sau khi hai cô gái mất tích, gia đình của hai nạn nhân đã bay từ Hà Lan tới Panama để cùng cảnh sát thực hiện việc tìm kiếm. Chính phủ Hà Lan sau đó đã cử một đội lính tinh nhuệ gồm 18 người và 12 con chó cứu hộ đến Panama để hỗ trợ. Tuy nhiên, Froon và Kremeres vẫn bặt vô âm tín. Gia đình các nạn nhân hứa sẽ tặng bất kỳ ai 30.000 USD nếu họ cung cấp được các thông tin quan trọng.

Chính phủ Hà Lan đã cử một đội cứu hộ gồm 18 người và 12 con chó đến Panama để hỗ trợ tìm kiếm. Ảnh: AFP.

Chính phủ Hà Lan đã cử một đội cứu hộ gồm 18 người và 12 con chó đến Panama để hỗ trợ tìm kiếm. Ảnh: AFP.

Hơn hai tháng sau đó, một người phụ nữ địa phương đã đến giao nộp cho cảnh sát chiếc balô màu xanh mà mình nhặt được gần bờ sông Serpent. Trong balô có 83 USD, đồ lót, hai cặp kính râm, hai điện thoại di động, hai chai nước, hộ chiếu và máy ảnh của Froon.

Cảnh sát ngay lập tức điều tra và phát hiện ra, ít nhất 10 ngày sau khi mất tích, hai cô gái trẻ vẫn còn sống. Điện thoại của họ vẫn hoạt động. Nhật ký điện thoại ghi lại 77 cuộc gọi cầu cứu cảnh sát ở cả Panama và Hà Lan.

Những cuộc gọi đầu tiên đến cảnh sát Hà Lan chỉ sau vài giờ cả hai bắt đầu hành trình khám phá. Do đó, giả thuyết được đưa ra là các cô gái đã gặp nạn. Chỉ duy nhất một trong số 77 cuộc gọi được nối máy, nhưng nó mất tín hiệu sau 2 giây. Hai chiếc điện thoại ngừng hoạt động vào ngày 11/4.

Điều khiến việc điều tra trở nên khó khăn hơn chính là các bức hình được khôi phục từ trong máy ảnh của Froon. Những bức ảnh đầu tiên cho thấy hai cô gái đang rất vui vẻ tận hưởng chuyến trekking gần Continental Divide. Nhưng khi xem các bước tiếp theo, phía cảnh sát đã phát hiện ra nhiều nghi vấn.

Những bức ảnh kỳ lạ trong máy ảnh của Froonk khiến cảnh sát bối rối vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ảnh: Elite Readers.

Những bức ảnh kỳ lạ trong máy ảnh của Froonk khiến cảnh sát bối rối vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ảnh: Elite Readers.

Một tấm ảnh được chụp vào khoảng 1h tới 4h sáng 8/4/2014 cho thấy đồ dùng cá nhân của hai cô gái bị vứt lung tung trên các tảng đá. Một tấm khác trông giống mái tóc vàng của Kremers dính máu.

Cảnh sát sau đó cũng tìm thấy thêm nhiều đồ vật của hai cô gái bên bờ sông cùng một số mẩu xương người. Sau khi giám định ADN, cảnh sát xác nhận mẫu xương được tìm thấy trùng khớp với gene của Kremers và Froon. Báo cáo pháp y cũng cho thấy trên cơ thể nạn nhân không có dấu vết của răng thú, hung khí hay tổn thương do va đập. Phần còn lại của thi thể hai nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.

Việc tìm thấy mẫu xương của nạn nhân cũng khiến nhiều người nghi ngờ. Dưới điều kiện thời tiết và độ ẩm trong rừng rậm Panama, thi thể người khó phân hủy hoàn toàn trong vòng hai tháng.

Điều khiến cho vụ án này càng trở nên kỳ lạ và đáng sợ hơn là một trong những bức ảnh mà Froon chụp đã bị xóa. Cảnh sát chỉ tìm thấy bức ảnh số 0507 và 0508 rồi đến 0510. Bức ảnh thứ 0509 đã bị xóa. Các chuyên gia cũng không thể khôi phục lại bức ảnh đã xóa mất này, họ nghi ngờ có người đã can thiệp vào máy ảnh của các cô gái.

Sau hơn 3 năm tìm kiếm, đến nay vụ mất tích của hai du khách trẻ ở Panama vẫn là một trong những vụ án mà cảnh sát chưa thể làm sáng tỏ. Nhiều người cho rằng, hai cô gái đã bị rơi vào tay của những kẻ sát nhân hàng loạt và bỏ mạng.

GỌI NGAY 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc (029) 27308668 (Miền Tây) ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN COMBO KHÁCH SẠN + VÉ MÁY BAY GIÁ SIÊU TIẾT KIỆM TỪ IVIVU.COM

Theo Anh Minh/Vnexpress

Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...