Vẻ đẹp Đồng Văn (Hà Giang) qua con mắt của người nước ngoài

15:13 19/10/2016

Ian Lloyd Neubauer – phóng viên BBC (Mỹ) mới đây đã có chuyến du lịch tới huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Trong chuyến đi này, anh đã ghi lại những cảm xúc của mình về cuộc sống, cũng như nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.

Cùng đọc bài chia sẻ của anh trên BBC Travel dưới đây để thêm yêu vùng đất xinh đẹp miền cực Bắc của Tổ Quốc nhé!

Trên đường đến Đồng Văn

Trên đường đến Đồng Văn

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Vào Google gõ tên “Đồng Văn” có lẽ bạn sẽ không thấy quá nhiều kết quả. Có một sự thật là mãi cho đến năm 2013, huyện miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam vẫn chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của quân sự. Người nước ngoài muốn ghé thăm nơi đây cần phải có giấy phép đặc biệt và không phải dễ dàng để xin được.

“Khách du lịch tại Việt Nam nếu muốn thăm thú phong cảnh núi non, họ thường đến Sapa ở phía Tây Bắc”, anh Tuấn Nguyễn, giám đốc Mototours châu Á – một công ty chuyên cung cấp các chuyến đi xe gắn máy trên toàn miền Bắc của Việt Nam cho biết. Tuy nhiên, “người dân Sapa bây giờ đang bị “thương mại hóa” du lịch quá nhiều, nên sẽ ít quan tâm và thân thiện với khách du lịch, nhưng ở Đồng Văn người dân vẫn còn diện nguyên những bộ trang phục truyền thống cũng như giữ được lối sống truyền thống và họ sẽ rất vui mừng khi được nhìn thấy bạn”, anh cho biết thêm.

Với thực tế này, tôi đã quyết định lên đường với việc khởi hành từ thủ đô Hà Nội, trên chiếc xe máy Royal Enfield Bullet 500cc cho một chuyến đi kéo dài 8 ngày đến Đồng Văn, với mong muốn được ghé thăm một trong những nơi tuyệt vời của Việt Nam mà người nước ngoài ít được nhìn thấy.

Những cung đường đèo quanh co

Những cung đường đèo quanh co

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Huyện Đồng Văn là nơi chưa được các du khách phương Tây thám hiểm nhiều, các tuyến đường và các dãy núi không hề có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh nào, nên sẽ khiến cho du khách gặp khó khăn khi tới đây mà không có sự giúp đỡ của hướng dẫn viên địa phương.

Với sự hướng dẫn của Mototours Châu Á Đỗ Hữu, chúng tôi đã cùng nhau băng qua những con đường quanh co ngoằn ngoèo bên hông của ngọn núi khổng lồ cao khoảng 1.500 m. Sau khi qua được một ngọn đèo, bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh tươi bát ngát, một hoặc hai ngôi làng xinh xắn trước khi lại leo lên một ngọn núi khác. Khi chúng tôi rời Hà Nội, Đỗ Hữu nói với tôi rằng những cung đường và cảnh quan của Việt Nam được xem là đứng ở top đầu, trên cả Lào và được nhiều người xem là thiên đường của những người đi xe gắn máy. Trên những cung đường như thế này, với những đường cong khá nguy hiểm, lượng người tham gia giao thông không đáng kể cộng với những cảnh quan tuyệt vời xung quanh, tôi nhận ra rằng anh ấy đã nói đúng.

Nền văn minh được hình thành trên những cánh đồng lúa

Nền văn minh được hình thành trên những cánh đồng lúa

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Chúng tôi tiếp tục đi về phía Bắc, nơi có những ngọn núi lớn hơn. Chúng tôi đi trên một đoạn đường dài lên đến 250km một ngày, xung quanh cung đường đó là vẻ đẹp của hàng ngàn ruộng bậc thang – một hình thức nông nghiệp cổ xưa, mà từ đó đã tạo nên những nền văn minh tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm qua ở Việt Nam. Tháng Hai là lúc vào giữa mùa khô, đó cũng là nguyên nhân khiến cho các ruộng bậc thang có một tông màu nâu. Nhưng trong mùa mưa, từ tháng Tư đến tháng Mười, các ruộng bậc thang nơi đây sẽ được sáng bừng lên với sắc xanh của lá và màu vàng rực của những ruộng lúa chín.

Ấn tượng với nghề dệt thủ công bằng tay

Ấn tượng với nghề dệt thủ công bằng tay

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi đi du lịch ở phía Đông Bắc của Việt Nam là có cơ hội được gặp và tiếp xúc với người H’Mông, một dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi Đông Nam Á. Họ thường được nhận diện bởi trang phục sặc sỡ của mình như: Những chiếc áo được đan phức tạp, khăn choàng, áo sơ mi, khăn quàng cổ tất cả đều được làm bằng thủ công và được dệt từ sợi bông và cây gai dầu. Sau đó được nhuộm bằng các loại rau củ với các màu sắc nổi bật như: màu hồng, đỏ, xanh lá cây, xanh dương. Trong một thế giới mà hiện nay các cô gái của các dân tộc khác nhau đều sử dụng những trang phục tiện lợi và trẻ trung như những chiếc áo thun và bộ đồ thể thao, thì nhiều cô gái H’Mông vẫn còn tìm hiểu và học cách học may vá và dệt họa tiết dân tộc để truyền lại cho đời sau, giống như những người bà và người mẹ của họ.

Bức ảnh mà các bạn đang nhìn thấy là chụp một cô gái H’Mông trong bộ trang phục truyền thống, đang ngồi dệt bên một khung cửi cổ trong một nhà kho ở ngoại ô của thị trấn Yên Minh, cách thị trấn Đồng Văn (trung tâm của huyện Đồng Văn) 90km về phía Nam.

Tham quan thị trấn Mèo Vạc

Tham quan thị trấn Mèo Vạc

Ảnh: Đỗ Hữu

Mèo Vạc nằm cách thị trấn Đồng Văn 30km về phía Nam, được bao quanh bởi những ngôi làng của người H’Mông. Ngoại trừ các đường dây cáp điện, một số loại xe gắn máy và điện thoại di động ở khắp mọi nơi, thì người dân sinh sống ở đây vẫn còn giữ gìn một cuộc sống truyền thống. Công việc hàng ngày của họ bao gồm việc dùng trâu để kéo cày, lên men để nấu rượu ngô đi nhặt củi trên núi về để nấu cơm và sưởi ấm.

Bức ảnh trên chụp hình một em bé người H’Mông đang địu người em của mình trên lưng, được chụp lại bởi Đỗ Hữu, sau khi anh ấy mượn máy ảnh của tôi trong một buổi chiều đi dạo.

Chợ phiên cuối tuần nổi tiếng ở thị trấn Mèo Vạc

Chợ phiên cuối tuần nổi tiếng ở thị trấn Mèo Vạc

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi thức dậy vào lúc 6 giờ sáng khi trời vẫn còn tờ mờ tối và đi đến buổi chợ phiên cuối tuần nổi tiếng của Mèo Vạc. Vào ngày chủ nhật tốt ngày, người H’Mông thường tập trung lại để mua bán các loại thảo mộc như: Nhân sâm, cây hồi, quế, táo (táo có kích thước như quả lê), lê (lê có kích thước to như quả dưa hấu). Hay các loại thực phẩm khác như: thịt lợn, dê, chó, gạo, đậu phụ. Những người dân nơi đây còn bán cả rượu ngô – một loại rượu tự nấu, có hương vị ấm và thơm.

Chính tại đây, lần đầu tiên tối bắt gặp những gương mặt người nước ngoài kể từ khi rời Hà Nội, họ là một cặp vợ chồng người Pháp đã nghỉ hưu, và đi du lịch xung quanh trên một chiếc xe buýt nhỏ địa phương. Họ khá là ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, cũng giống như tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy họ.

Dinh thự cổ của Vua Mèo

Dinh thự cổ của Vua Mèo

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Nằm cách thị trấn Đồng Văn khoảng 15km về phía Nam, trong thung lũng Sà Phìn là nhà của Vua Mèo: Một cung điện nhà vua của người H’Mông, một tòa nhà hai tầng với lối kiến trúc độc đáo. Tòa nhà được xây dựng bởi những người thợ Trung Quốc vào năm 1902, cho vị lãnh chúa của người H’Mông là Vương Đức Chính. Tòa nhà nhìn giống như một pháo đài bao gồm các bức tường đá dày 500mm, đặt trong một hàng rào bằng đá dày 800mm, có hai sân trong. Tòa nhà với kết cấu gồm 64 gian phòng khác nhau gồm phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên của dòng họ, phòng ở của người giúp việc và lính canh, nhà kho lương thực, kho vũ khí, kho chứa thuốc phiện, ngoài ra còn có một khối đá lớn chuyên được sử dụng cho việc xét xử những người phản bội.

Ngày nay, dinh thự được biết đến như một bảo tàng, với các bộ sưu tập nhỏ và những món cổ vật vẫn được lưu giữ cận thẩn.

Khu phố cổ Đồng Văn

Khu phố cổ Đồng Văn

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Sau bốn ngày rong ruổi trên một chặng đường khá khó khăn dài 900km, chúng tôi đã đến khu phố cổ Đồng Văn chỉ sau khi màn đêm đã buông xuống. Chúng tôi đã qua đêm trong một nhà nghỉ ở trong khu phố cổ, một thị trấn với những lối đi trông giống như mê cung, với các căn nhà cổ có mái ngói bằng đất nung hàng trăm năm tuổi. Ngôi nhà lâu đời nhất ở đây có một sân thượng lớn, với hai trụ cột đá được trang trí với đèn lồng đỏ được xây dựng bởi gia đình họ Lương vào khoảng năm 1810 đến năm 1820, và vẫn là nơi sinh sống của con cháu họ cho đến ngày hôm nay. Đó là một trong 40 tòa nhà di sản còn sót lại sau một trận hỏa hoạn đã tàn phá Đồng Văn vào năm 1923, trước khi người Pháp bắt tay vào xây dựng lại thị trấn.

Phía cuối con đường

Phía cuối con đường

Ảnh: Ian Lloyd Neubauer

Nằm ở trung tâm của một vùng đất rộng 1.600m và chỉ cách 3 km đến biên giới Trung Quốc, cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành một trung tâm đóng quân ở phía bắc của Pháp trong thời gian đô hộ kéo dài 59 năm của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, Đồng Văn đã lưu lại bao chiến tích và các di sản độc đáo.

Bức ảnh trên được chụp vào lúc bình minh, khi thị trấn vẫn còn được bao phủ bởi màn sương đêm trắng xóa.

Theo BBC Travel

KHUYẾN MÃI HÈ 2014 với hàng loạt Khách sạn Việt Nam giảm giá ưu đãi hấp dẫn

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 1,00 điểm trên 5)
Loading...