Chiêm ngưỡng những khung hình đẹp về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

14:27 18/02/2016

Cuộc sống ở Bhutan – đất nước hạnh phúc nhất thế giới hiện lên trong khung hình của nhiếp ảnh gia Margot Raggett vô cùng bình dị, bởi người dân nơi đây luôn biết cách tự tìm niềm vui từ những điều nhỏ bé của cuộc sống.

Chiêm ngưỡng những khung hình đẹp về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Bhutan nằm ở vùng Nam Á ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc, qua nhiều năm phát triển, đất nước này vẫn giữ được những nét đẹp vốn có từ thế kỉ 17, qua việc tránh đi quá trình toàn cầu hoá và cách li khỏi phần còn lại của thế giới.

Có rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã đến thăm những vùng sâu xa hẻo lánh nhất của đất nước Bhutan để tìm hiểu về khái niệm hạnh phúc của người dân đất nước này. “Hạnh phúc” là giá trị cuộc sống quan trọng nhất ở Bhutan, hơn tất cả mọi thứ tiền tài, công nghệ hay sự hiện đại. Chính vì vậy, mặc dù chỉ là một đất nước Phật giáo nhỏ bé nhưng Bhutan đã gây chú ý với cả thế giới với cách sống rất riêng của mình.

Bhutan xuất hiện các bức hình không hề cầu kì, hoa lệ, không có nhà cửa hiện đại với hệ thống đèn điện lung linh, không có đường phố đông xe cộ, chỉ có con người và thiên nhiên hòa hợp nhưng mang đến cảm giác rất yên bình.

Người dân Bhutan đều theo đạo Phật, vì vậy, có thể thấy sự hiện diện của Phật giáo một cách đậm nét ở khắp mọi nơi. Ảnh: Margot Raggett

Người dân Bhutan đều theo đạo Phật, vì vậy có thể thấy sự hiện diện của Phật giáo một cách đậm nét ở khắp mọi nơi. Ảnh: Margot Raggett

Những lá cờ cầu nguyện truyền thống của người Bhutan, nó được treo để cầu mong cuộc sống hạnh phúc và sự thịnh vượng. Khi ai đó qua đời, những lá cờ này sẽ dẫn họ đến miền cực lạc. Ảnh: Margot Raggett

Những lá cờ cầu nguyện truyền thống của người Bhutan, nó được treo để cầu mong cuộc sống hạnh phúc và sự thịnh vượng. Khi ai đó qua đời, những lá cờ này sẽ dẫn họ đến miền cực lạc. Ảnh: Margot Raggett

 Được xây dựng từ năm 1637, Punakha là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước Bhutan và là cung điện của Hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Ảnh: Margot Raggett

Được xây dựng từ năm 1637, Punakha là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước Bhutan và là cung điện của Hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Ảnh: Margot Raggett

Quốc phục cho nam giới ở Bhutan được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Ảnh: Margot Raggett

Quốc phục cho nam giới ở Bhutan được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Ảnh: Margot Raggett

Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo và đa phần người dân theo đạo Phật, họ tin vào luật nhân quả khi cho rằng, họ sống cuộc sống tốt đẹp bây giờ sẽ nhận được kết quả tốt đẹp trong kiếp sau. Điều này thôi thúc họ sống một cuộc sống từ bi, nhân ái, làm những việc tốt cho người khác. Ảnh: Margot Raggett

Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo và đa phần người dân theo đạo Phật, họ tin vào luật nhân quả khi cho rằng, họ sống cuộc sống tốt đẹp bây giờ sẽ nhận được kết quả tốt đẹp trong kiếp sau. Điều này thôi thúc họ sống một cuộc sống từ bi, nhân ái, làm những việc tốt cho người khác. Ảnh: Margot Raggett

Ở Bhutan, hạnh phúc là giá trị cuộc sống và quan trọng hơn tất cả mọi thứ, do vậy họ luôn duy trì niềm vui trong cuộc sống và nụ cười mãn nguyện luôn nở trên môi ở mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Margot Raggett

Ở Bhutan, hạnh phúc là giá trị cuộc sống và quan trọng hơn tất cả mọi thứ, do vậy họ luôn duy trì niềm vui trong cuộc sống và nụ cười mãn nguyện luôn nở trên môi ở mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Margot Raggett

Những ngọn nến được thắp sáng trong một tu viện ở Bhutan. Ảnh: Margot Raggett

Những ngọn nến được thắp sáng trong một tu viện ở Bhutan. Ảnh: Margot Raggett

Những chiếc mặt nạ được bày bán với mục đích giải trí ở lễ hội Tsechu. Ảnh: Margot Raggett

Những chiếc mặt nạ được bày bán với mục đích giải trí ở lễ hội Tsechu. Ảnh: Margot Raggett

Những người dân Bhutan hiền hòa dường như họ không bị áp lực của cuộc sống công nghiệp đang bao trùm các nước lân cận. Ảnh: Margot Raggett

Những người dân Bhutan hiền hòa dường như họ không bị áp lực của cuộc sống công nghiệp đang bao trùm các nước lân cận. Ảnh: Margot Raggett

 Trẻ em Bhutan đang xem trò chơi bóng đá từ cửa sổ của một tu viện. Ảnh: Margot Raggett

Trẻ em Bhutan đang xem trò chơi bóng đá từ cửa sổ của một tu viện. Ảnh: Margot Raggett

Người dân đang chiêm ngưỡng bức tranh lụa thangka khổng lồ. Ảnh: Margot Raggett

Người dân đang chiêm ngưỡng bức tranh lụa thangka khổng lồ. Ảnh: Margot Raggett

Người dân trong trang phục truyền thống tại đại lễ cầu nguyện. Ảnh: Margot Raggett

Người dân trong trang phục truyền thống tại đại lễ cầu nguyện. Ảnh: Margot Raggett

Lên kế hoạch du lịch hè thật “chuẩn” với khách sạn giá tốt từ iVIVU.com

Một cậu bé đang chơi với một sợi dây. Ảnh: Margot Raggett

Một cậu bé đang chơi với một sợi dây. Ảnh: Margot Raggett

Vương quốc Bhutan có một nền văn hóa vô cùng đa dạng và hấp dẫn với nhiều lễ hội kỳ thú. Nổi bật nhất trong số đó là ngày hội Tsechu, đây là dịp những tín đồ Phật giáo ở đất nước hiền hòa này thể hiện đức tin với Phật Tổ. Ảnh: Margot Raggett

Vương quốc Bhutan có một nền văn hóa vô cùng đa dạng và hấp dẫn với nhiều lễ hội kỳ thú. Nổi bật nhất trong số đó là ngày hội Tsechu, đây là dịp những tín đồ Phật giáo ở đất nước hiền hòa này thể hiện đức tin với Phật Tổ. Ảnh: Margot Raggett

bhutan-ivivu.com  15

 Tâm điểm của lễ Tsechu là điệu múa Cham - điệu múa sống động chỉ do đàn ông trình diễn. Người múa sẽ đeo mặt nạ rất ấn tượng và mặc quần áo đính nhiều đồ trang sức, diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống linh thiêng. Theo người dân nơi đây, điệu múa Cham được xem là một hình thức thiền và là cách để con người giao cảm với thần linh. Ảnh: Margot Raggett

Tâm điểm của lễ Tsechu là điệu múa Cham – điệu múa sống động chỉ do đàn ông trình diễn. Người múa sẽ đeo mặt nạ rất ấn tượng và mặc quần áo đính nhiều đồ trang sức, diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống linh thiêng. Theo người dân nơi đây, điệu múa Cham được xem là một hình thức thiền và là cách để con người giao cảm với thần linh. Ảnh: Margot Raggett

Rất đông người dân Bhutan và du khách nước ngoài tới tham dự lễ hội Tsechu. Ảnh: Margot Raggett

Rất đông người dân Bhutan và du khách nước ngoài tới tham dự lễ hội Tsechu. Ảnh: Margot Raggett

Đi tới bất cứ nơi nào của Bhutan du khách cũng dễ dàng được đón chào bởi những nụ cười thân thiện. Ảnh: Margot Raggett

Đi tới bất cứ nơi nào của Bhutan du khách cũng dễ dàng được đón chào bởi những nụ cười thân thiện. Ảnh: Margot Raggett

Theo San San (Nguồn Roughguides.com)

Đặt phòng khách sạn trực tuyến với giá tốt nhất và thoải mái vi vu cùng tour du lịch tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...