Di tích Núi Bân – Nơi lưu giữ hào khí vương triều Tây Sơn một thời

11:16 06/10/2022

Di tích Núi Bân là nơi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ xưa kia đã làm lễ cáo trời đất, chính danh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào năm 1788.

Xem thêm: Du lịch Huế

Di tích Núi Bân – Nơi lưu giữ hào khí vương triều Tây Sơn một thời

Núi Bân là ngọn núi nhỏ ở thôn Tứ Tây, xã Thủy An, thành phố Huế. Núi cao 43,75m, cách kinh thành Huế 3km. Phía đông giáp núi Ngự Bình, hai phía tây và bắc giáp thôn Trường Cỡi, xã Thủy Bằng, phía nam là nơi cư trú của dân làng Tứ Tây.

Tượng Quang Trung ở Núi Bân. Ảnh: amazingvietnam.

Tượng Quang Trung ở Núi Bân. Ảnh: amazingvietnam.

Ảnh: redsvn

Ảnh: redsvn

Núi Bân còn có rất nhiều tên gọi khác nhau theo dân gian và qua từng giai đoạn lịch sử như: Đông Tầng, Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên…

Núi Bân nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Thanh niên.

Núi Bân nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Thanh niên.

Di tích Núi Bân ngày nay không chỉ là thắng cảnh của Phú Xuân – Huế, mà còn là di tích lịch sử đặc biệt. Đây là đàn Nam Giao của triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế cáo trời đất, chính danh lên ngôi Hoàng đế.

Dấu tích đàn Nam Giao. Ảnh: Báo Thanh niên.

Dấu tích đàn Nam Giao. Ảnh: Báo Thanh niên.

Đây cũng là nơi xuất phát điểm của cuộc hành binh thần tốc, táo bạo tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long năm 1789, viết nên trang sử hào hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.

Một phần của đàn tế. Ảnh: Báo Thanh niên.

Một phần của đàn tế. Ảnh: Báo Thanh niên.

Việc chọn núi Bân làm đàn Nam Giao trong điều kiện thời gian gấp gáp nhằm tận dụng địa thế của núi thấp, dễ vận động và có thể xây dựng đàn nhanh chóng, xung quanh là cánh đồng rộng dễ dàng tập kết hàng vạn quân.

Tượng Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: redsvn.

Tượng Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: redsvn.

Chỉ trong một ngày đêm từ khi nhận được tin cấp báo, ngày 25 tháng chạp năm 1788 làm lễ xuất quân. Do đó không có công trình nào được xây dựng, chỉ bạt núi xẻ đường để lập đàn tế. Trên đỉnh đàn tế được kiến thiết thành ba tầng hình nón cụt chồng lên nhau.

Tầng một có chu vi 220m, độ cao 40,9m, tầng hai chu vi 123m, độ cao 42.1m, tầng ba trên cùng bề mặt bằng phẳng có chu vi 52,75m, độ cao 43,75m. Có 4 lối đi lên đàn tế theo hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, lòng đường càng lên đỉnh càng nhỏ lại.

Bức phù điêu dài gần 60m sau tượng đài miêu tả toàn bộ quá trình diễn ra của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ảnh: redsvn.

Bức phù điêu dài gần 60m sau tượng đài miêu tả quá trình diễn ra của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Ảnh: redsvn.

Tại đàn tế Núi Bân mới được thành lập đó, Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất đọc chiếu lên ngôi và đích thân chỉ huy cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử.

Sau khi Quang Trung mất, triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh đã trả thù tàn bạo. Mọi dấu tích của nhà Tây Sơn đều bị xóa. Di tích Núi Bân gần như là di tích còn lại duy nhất ở Cố đô Huế cho đến ngày nay. Năm 1988, khu di tích Núi Bân đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khắc "trích chiếu lên ngôi của vua Quang Trung". Ảnh: redsvn.

Khắc “trích chiếu lên ngôi của vua Quang Trung”. Ảnh: redsvn.

Để lưu giữ hào khí bất khuất của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, năm 2010, Thừa Thiên – Huế đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo khu di tích và xây dựng tượng đài vua Quang Trung trên núi Bân.

Tượng Quang Trung cao 21m, phần tượng cao 12m, phần đài cao 9m, được làm từ 18 mảng đá Thanh Hóa. Phía sau tượng đài là bức phù điêu dài 60m với các họa tiết miêu tả quá trình từ lúc khởi nghiệp của nghĩa quân Tây Sơn đến lúc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh.

Tái hiện nghi lễ Nguyễn Huệ lên ngôi. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Tái hiện nghi lễ Nguyễn Huệ lên ngôi. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Giữa bức phù điêu có khắc trích chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung, bên trái phù điêu khắc trích lời thề tuyên thệ giữa ba quân ở Nghệ An trước khi tiến ra giải phóng Thăng Long. “…Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phin giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…”.

Gạch khai quật từ Núi Bân. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Gạch khai quật từ Núi Bân. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Tìm hiểu lịch sử thông qua những di tích còn sót lại là để nhớ về công lao dựng và giữ nước của các bậc tiền bối. Di tích Núi Bân vì thế trở thành địa điểm tham quan lý tưởng của người yêu thích lịch sử khi đến Huế. Hãy liên hệ iVIVU đặt tour Huế với nhiều ưu đãi tuyệt vời!

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...