Top 12 món ăn đặc sản Lai Châu ngon lạ, hút thực khách

09:31 14/06/2023

Tỉnh Lai Châu không chỉ nổi tiếng với những khung cảnh đẹp đậm chất vùng cao Tây Bắc, mà nơi đây còn gây thương nhớ cho thực khách bởi các món ăn ngon lạ, hấp dẫn. Cùng iVIVU điểm qua các món đặc sản Lai Châu không thể bỏ lỡ khi có dịp đến đó nhé!

Top 12 món ăn đặc sản Lai Châu ngon lạ, hút thực khách

1. Xôi tím Lai Châu

xoi-tim-ivivuNhắc đến các món ăn đặc sản Lai Châu không thể bỏ qua món xôi tím ngon trứ danh. Xôi có vị dẻo, thơm mùi nếp nươn, vừa có màu tím bắt mắt. Đây là món ăn truyền thống được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy… làm với những bí quyết riêng. Nguyên liệu để làm xôi bao gồm: nếp nương hạt to thơm dẻo, tinh túy của vùng đất Lai Châu và màu tím của xôi được làm nên từ cây khẩu cắm (loại cây chỉ trồng được ở vùng núi).

Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lai Châu.

Ảnh: Cổng thông tin du lịch Lai Châu.

Sau khi đồ chín, xôi sẽ có màu tím tươi, hạt xôi bóng dẻo mà không dính, mùi thơm của nếp lan tỏa hấp dẫn. Thực khách có thể ăn xôi tím nóng cùng với thịt lợn gác bếp.

2. Thịt trâu sấy khô

thịt-trâu-sấy-ivivu

Ảnh: Nông sản Lai Châu .

Nếu có dịp đặt chân đến Lai Châu, bạn sẽ không thể bỏ qua món thịt trâu sấy khô mang mùi khói gác bếp của người dân tộc vùng núi Tây Bắc. Món ăn đặc sản Lai Châu này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Thịt trâu được sấy vừa tới, không cứng, khi ăn vẫn còn nguyên vị ngọt của thịt tươi. Từng miếng thịt được tẩm gia vị đặc biệt, dậy mùi hạt dổi, ớt khô, hạt mắc khén. Để thưởng thức món thịt trâu sấy khô, bạn có thể xé nhỏ, cho thêm vài lát chanh vào để kích thích vị giác hơn.

3. Canh tiết lá đắng

Đến Lai Châu, phải thưởng thức canh tiết lá đắng mới cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này. Để làm món canh tiết lá đắng, người dân Lai Châu phải len lỏi ở ven rừng, khe suối mới có thể hái được chúng. Thường chỉ có khách quý, chủ nhà mới đi lên rừng tìm lá về nấu canh như một sự thể hiện lòng mến khách. Hiện nay, bà con trong vùng đã mang cây về trồng tại vườn nhà, trên nương rẫy, nên bạn có thể mua được lá vào mỗi dịp chợ phiên.

canh-tiết-lá-đắng-ivivu

Nguyên liệu để nấu canh lá đắng bao gồm: ít phổi lợn băm nhỏ, một miếng tiết và vài thứ rau thơm cùng với nắm lá đắng (có thể lá tươi hoặc đã phơi khô) vò nát. Đun nước sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chín kỹ là bạn đã có một bát canh lá đắng thơm ngon để thưởng thức. Lần đầu thưởng thức món canh này, bạn sẽ thấy khó ăn bởi vị đắng, chát tê đầu lưỡi, nhưng nếu đã ăn quen rồi, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt, bùi, thơm ngậy. Canh lá đắng còn có tác dụng giải rượu và chữa được bệnh về tiêu hóa.

4. Nộm rau dớn

Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và của đồng bào Tây Bắc nói chung. Người Thái còn gọi rau dớn là “pắc cút”, một loại cây giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao.

nộm rau dớn-ivivuĐể làm được món nộm rau dớn, người ta chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, sau đó rửa sạch và phơi nắng cho tái. Tiếp theo cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Sau 5 phút, cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Nộm rau dớn có mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt. Đến Lai Châu, thực khách có thể ghé qua các nhà hàng để tận hưởng vị ngon của món ăn đậm chất dân dã vùng cao.

5. Ve sầu rán

ve-sau-chien-gion-ivivuNgười Thái đen rất ưa chộng món ve sầu rán và có cách chế biến hấp dẫn. Người dân đem những chú ve sầu bắt được cắt bỏ hết cánh, rút ruột và nhồi một hạt lạc rang giòn vào bụng, sau đó đem tẩm gia vị rồi đem chiên giòn. Khi chín, mùi thơm tỏa ra, những con ve sầu có màu vàng mỡ bóng láng. Vị béo ngậy, thơm lừng của món ăn khiến thực khách ăn hoài mà không thấy chán.

6. Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro là món ăn ngon nổi tiếng ở Lai Châu. Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối, những con cá bống to lắm chỉ mới bằng ngón tay trỏ của người lớn. Để có được món cá bống vùi tro ngon và đẹp mắt, phải trải qua quá trình chế biến cầu kỳ, phức tạp, còn đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến.

Cá bống vùi tro-ivivuCá bống phải chọn con đều nhau, được tẩm ướp cùng các loại gia vị như: sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, lá húng, lá hom húng được băm nhỏ… Bên cạnh đó, lá dong để gói cá bống cũng phải là lá bánh tẻ, khổ to vừa không bị rách và rửa sạch để khô. Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được chuẩn bị sẵn. Sau khi ướp chừng 15- 30 phút, cá bống được gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong tro nóng, khoảng 30 phút lại lật mặt cá lại 1 lần, cứ như thế vài lần thì cá sẽ chín. Cá bống vùi tro có mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng, vị ngậy mà không hề béo của cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Bạn có thể ăn món cá bống vùi tro cùng cơm nóng hoặc xôi.

7. Lam nhọ

Lam nhọ được xem là đặc sản độc đáo bậc nhất ở Lai Châu. Món ăn có cái tên khó hiểu còn khiến người ta thích thú  bởi cách chế biến và hương vị vô cùng độc đáo. Trong tiếng Thái,  “lam” là nướng, “nhọ” là nhừ. Đầu tiên, người Thái sẽ chọn những miếng thịt trâu tươi ngon nhất, rồi dùng khăn sạch thấm nhanh cho khô máu để tránh vi khuẩn xâm nhập vào. Đặc biệt, họ không rửa thịt bằng nước bởi như vậy sẽ khiến thịt mất đi độ thơm ngon.

lam-nhọ-ivivu

Ảnh minh họa.

Khi miếng thịt đã được làm sạch, người làm bắt đầu nướng trên than hồng cho thật chín. Sau đó thái mỏng ngang thớ và trộn thịt cùng các loại gia vị đặc trưng của núi rừng như: muối, gừng, tỏi, ớt, mắc khén, quả cà rừng… Sau khi thịt, rau, gia vị được trộn đều và thấm thì cho vào ống tre nướng tiếp để các nguyên liệu mới chín đều cùng thịt. Tiếp đó, lại bỏ ra lấy que dằm hỗn hợp vừa nướng cho nhuyễn và bỏ vào ống tre nướng lần cuối để mọi thứ chín nhừ. Khi thưởng thức lam nhọ, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà, mềm nhừ, kết dính với nhau.

8. Măng nộm hoa ban

Hoa ban là một trong những biểu tượng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, thường có hai màu tím và trắng. Hoa ban còn được dùng làm nguyên liệu để cho ra món măng nộm hoa ban, một món ngon dân dã của người Thái ở Lai Châu. Món măng nộm hoa ban hội tụ đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi.

Măng nộm hoa ban-ivivu

Ảnh minh họa.

Măng để dùng làm nộm, ngon nhất vẫn là măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần được xắt nhỏ, ngâm nước muối trong vòng 30 phút, sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa đem luộc rồi tước nhỏ. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo, cần chọn một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt. Sau đó pha hỗn hợp nước trộn chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi đã thái nhỏ và trộn đều tay măng, hoa ban, cá và nước trộn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của núi rừng từ các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

9. Lòng lợn nhồi gạo nếp

Lòng lợn nhồi gạo nếp-ivivu

Ảnh minh họa.

Lòng lợn nhồi gạo nếp còn có tên gọi khác là “tùng càng nhảng”. Món lòng lợn nhồi gạo nếp được chế biến bằng cách trộn tiết sống với gạo nếp, thảo quả giã nhỏ, rồi nhồi vào lòng lợn. Sau đó đem luộc chín tới, vớt ra ăn ngay hoặc để ăn dần trong mấy ngày Tết. Món lòng lợn nhồi gạo nếp ngậy của tiết, mùi thơm của thảo quả, lại thêm cái dai dai của lòng lợn.

10. Dưa mèo

dua-meo-tay-bac-ivivuDưa mèo là loại dưa bản địa do bà con dân tộc Mông, Dao trồng phổ biến ở các xã như: Lản Nhì Thàng, Dào San (Phong Thổ); Giang Ma, Hồ Thầu (Tam Đường); Nậm Loỏng (thành phố Lai Châu). Dưa mèo có hình dáng bên ngoài mập. Khi gọt vỏ, dưa có màu xanh mát mắt, bổ ra cùi dưa dày, ruột trắng, ăn có vị ngon, giòn tan và ngọt đậm hơn so với dưa chuột. Bà con nơi đây còn dùng dưa mèo để chế biến thành nhiều món ăn giản dị, đưa cơm như: nộm dưa cà rốt, bánh mì pa tê kẹp dưa… Để mua được dưa mèo, du khách có thể đến các chợ: Đoàn Kết, Nậm Loỏng, Tân Phong, San Thàng (thành phố Lai Châu).

11. Thịt lợn trộn lá chua

Thịt lợn trộn lá chua là một món ăn cực hấp dẫn ở Lai Châu với cách làm đơn giản. Lá chua ở rừng sẵn có quanh năm, mang về giã nhỏ, thêm ớt, hạt dổi rồi trộn đều với thịt lợn. Ăn tuyệt ngon mà không bị ngán. Thịt lợn trộn lá chua là món ngon của anh, chị em đồng bào Thái trắng ở Lai Châu.

12. Thịt lợn cắp nách

Lợn cắp nách còn được gọi là “lợn lửng”, loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng cao, đặc biệt là Lai Châu. Loại lợn này được ra đời do thói quen chăn nuôi của người dân tộc thiểu số vùng cao như: H’Mông, Thái, Dao… Với hình thức nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, vì thế lợn rất chậm lớn, không quá nặng, nên người dân đi chợ phiên thường cho vào gùi, xách tay, cắp vào nách, vì thế mới có cái tên “lợn cắp nách”.

lợn-cắp-nách-ivivu

Ảnh minh họa.

Muốn làm thịt lợn cắp nách ngon thì phải thui qua đủ 2 lửa mới đạt yêu cầu. Sau khi thui, cạo lông sạch và xẻ ra từng phần để chế biến thành món ăn. Từ thịt lợn cắp nách, có thể chế biến ra nhiều món ngon như: thịt ba chỉ, thịt mông được dùng để hấp, thịt từ vai trở lên được dùng để nướng, thịt phần thủ, bụng được dùng để nấu giả cầy, bộ lòng được làm sạch để luộc, xương lọc rồi để chế biến thành các món canh… Thịt lợn cắp nách có vị thơm ngon, hầu như không có mỡ, nếu miếng nào có mỡ thì ăn cũng không bị ngấy.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...