Điện Kiến Trung – vẻ đẹp tráng lệ nơi Đại nội Huế

14:38 21/02/2024

Sau 5 năm tu bổ và phục hồi, điện Kiến Trung nằm trong Đại nội Huế được đưa vào hoạt động dịp Tết Giáp Thìn. Điện gây bất ngờ cho du khách với kiến trúc độc đáo.

Xem thêm: Du lịch Huế

Giới thiệu chung về điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung hay lầu Kiến Trung, được xây dựng dưới thời vua Khải Định. Chữ “Kiến” mang nghĩa dựng lên, thành lập; chữ “Trung” hàm ý ngay thẳng, không thiên lệch. Đây là cung điện vừa uy nghi, bề thế chốn hoàng cung, vừa mang hơi thở của kiến trúc Tây phương.

điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung sau khi phục dựng. Ảnh: VnExpress.

Nguyên tại vị trí công trình này trước đó đã từng xuất hiện hai công trình khác. Đó là lầu Minh Viễn (1827) và lầu Du Cửu (1913). Lầu Minh Viễn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng. Đây là một tòa lầu bằng gỗ to lớn gồm 3 tầng, là nơi để nhà vua ngắm cảnh và hóng mát. Tuy nhiên, công trình này đã xuống cấp trầm trọng dưới thời vua Tự Đức.

điện Kiến Trung

Ảnh: Báo Người lao động

Đến năm 1913, vua Duy Tân đã cho xây dựng trên nền cũ một cái lầu khác. Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi và đổi tên thành điện Kiến Trung. Vào năm 1921, nhà vua tham khảo kiến trúc và nghệ thuật trang trí của châu Âu lẫn châu Á. Cùng với sự cố vấn của các kiến trúc sư người Pháp và Bộ Công, ngôi điện mới được xây dựng lại theo đó. Điện được hoàn thành trong hai năm, từ 1921 đến 1923.

điện Kiến Trung

Vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc

Kiến trúc điện Kiến Trung

Ngôi điện nằm trên trục dọc hoàng đạo bên trong hoàng cung, là nơi nghỉ ngơi và làm việc của vua. Điện Kiến Trung mang phong cách kiến trúc độc đáo. Kiến trúc điện pha lẫn giữa nghệ thuật kiến trúc của Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý và nghệ thuật kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

điện Kiến Trung

Ảnh: @hiim.sua

Mặt tiền của điện trang trí khảm gốm sứ nhiều màu sắc – đặc trưng cho loại hình nghệ thuật cung đình. Đây là nơi vua Khải Định băng hà. Sau khi vua Bảo Đại lên ngôi, ngôi điện được tu sửa lại với nhiều tiện nghi. Đây cũng là nơi duy nhất trong hoàng cung có bồn tắm theo kiểu phương Tây. Nơi đây Hoàng hậu Nam Phương đã hạ sinh Hoàng thái tử Bảo Long.

điện Kiến Trung

Ảnh: @hoangtrph

Sau 1945, ngôi điện này cùng nhiều công trình quan trọng trong Hoàng thành và Tử Cấm thành đã bị phá hủy. Điện Kiến Trung bấy giờ chỉ còn tàn tích là phần nền móng phía dưới. Đến năm 2019, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã khởi động dự án phục dựng điện. Đầu năm 2024, vào ngay dịp Tết, điện Kiến Trung đã đón những vị khách tham quan đầu tiên.

điện Kiến Trung

Một căn phòng bên trong điện mang kiến trúc châu Âu lộng lẫy. Ảnh: Báo Người lao động.

Ảnh: Báo Người lao động

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...