Cùng khám phá các điểm đến ở Bắc Kinh, nơi ẩn chứa triết lý phong thủy trong kiến trúc, thể hiện sự hài hòa giữa vạn vật và đất trời.
Từ lâu, yếu tố phong thủy đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Trung Quốc nói riêng và cả trong văn hóa phương Đông nói chung. Đặc biệt là vai trò của phong thủy trong kiến trúc, nhằm mang lại giá trị thẩm mỹ và giúp cân bằng năng lượng, sự hài hòa giữa con người và trời đất. Và các điểm đến ở Bắc Kinh đặc sắc sau sẽ là minh chứng sống động cho điều này.
Di Hòa Viên: Cung điện mùa hè của hoàng gia xưa

Di Hòa Viên là khu phức hợp rộng lớn gồm vườn, cung điện, hồ và đồi
Di Hòa Viên hay còn được biết đến với tên gọi “cung điện mùa hè”, là khu phức hợp rộng lớn gồm vườn, cung điện, hồ và đồi. Với cảnh sắc tươi mát, thiên nhiên đẹp tựa tranh vẽ. Đây từng là nơi nghỉ dưỡng, vui chơi của các thành viên hoàng tộc. Đặc biệt được Thái hậu Từ Hy vô cùng yêu thích.

Với cảnh sắc tươi mát và thiên nhiên đẹp tựa tranh vẽ. Ảnh: Anh Quang – Vietnam+
Nơi đây được chia thành 6 khu vực chính: khu vực đền thờ, thắng cảnh núi Vạn Thọ, hồ Côn Minh, Canh Chức Đồ (nơi vẽ và dệt vải), khu vực đi dạo và cuối cùng là thắng cảnh Trường Lang. Không chỉ quyến rũ bởi vẻ đẹp kiến trúc vườn cảnh truyền thống, Di Hòa Viên còn ẩn đằng sau đó là những giá trị văn hóa Á Đông.
*Triết lý phong thủy thể hiện trong kiến trúc
Bố cục “tựa sơn hướng thủy”
Trước hết phải kể đến bố cục “tựa sơn hướng thủy”, được xem là địa thế hội tụ của vượng khí và sự hài hòa. Di Hòa Viên có vị trí lưng tựa núi Vạn Thọ hùng vĩ. Trông như một hậu phương, bệ đỡ vững chắc. Mặt hướng ra hồ Côn Minh bao la. Hình ảnh nước chảy tương trưng cho sự lưu thông và cơ hội đổi mới.

Bố cục “tựa sơn hướng thủy” của Di Hòa Viên
Sự cân bằng âm dương:
Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thủy. Với sự đối lập giữa núi Vạn Thọ vững chãi – hồ Côn Minh với sự mềm mại đã tạo nên sự cân bằng. Kết hợp khéo léo ở sự mạnh mẽ của các cột trụ, mái nhà hòa với những đường cong mềm mại, họa tiết uyển chuyển. Sự tương phản giữa khu vực tràn đầy sức sống và những góc vườn yên tĩnh.

Sự kết hợp hài hòa giữa nước mang tính âm và đá mang tính dương

Vẻ uy nghi bên những đường nét uyển chuyển
Theo nhiều nghiên cứu, phân tích cho thấy khi vào bức ảnh chụp từ trên cao hồ Côn Minh có hình dáng như một quả đào lớn mà cuốn của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn. Thêm vào đó, dãy hành lang dùng làm đường đi men theo hồ Ϲôn Minh trông như hình ảnh một con dơi. Còn Thập Thất Khổng kiều đối diện Vạn Thọ Sơn thì như chiếc cổ của con rùa vươn dài. Và phần đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ. Đào mang biểu tượng của “lộc”, dơi có ý nghĩa là “phúc” và rùa đại diện cho “thọ”.
Tử Cấm Thành: Cố cung uy nghi biểu tượng của quyền lực
Tử Cấm Thành hay Cố cung ở Bắc Kinh, được xem là một trong những khu phức hợp cung điện lớn bậc nhất thế giới. Từng là “trái tim” của Trung Hoa phong kiến từ năm 1420 đến 1924. Tử Cấm Thành là hoàng cung tráng lệ, nơi ở mùa đông của các vị vua triều Minh và Thanh.

Tử Cấm Thành được xem là một trong những khu phức hợp cung điện lớn bậc nhất thế giới
Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà, được cho là có 9.999 phòng, 4 góc thành là 4 tòa tháp canh với kiến trúc kiểu mái phức tạp. Và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra ngoài thành: Ngọ môn ở phía Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hoa môn ở phía Đông và Tây Hoa môn ở phía Tây. Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:
– Ngoại Đình, hay còn gọi là Tiền Triều, nằm ở phía Nam. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử…
– Nội Đình hay Hậu Cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất.
*Triết lý phong thủy thể hiện trong kiến trúc
Nguyên lý âm dương:
Sông Kim Thủy và núi Vạn Niên đóng vai trò quan trọng trong Tử Cấm Thành, kết nối năng lượng âm dương của núi Thiên Thọ, Diêm Sơn, Thái Hành và Côn Lôn. Do đó, núi Vạn Niên trở thành “tổ rồng” – nơi năng lượng sống tập trung. Trong khi đó, sông Kim Thủy là đầu “mạch rồng”, tạo thành dòng chảy thông suốt và mạnh mẽ.

Hào nước bao quanh Tử Cấm Thành
Các hậu điện của Tử Cấm Thành được thiết kế dựa trên nguyên lý âm dương. Cung Càn Thanh (vua – dương) và cung Khôn Ninh (hoàng hậu – âm) tạo thành cặp đôi. Với điện Giao Thái ở giữa tượng trưng cho sự giao hòa, cân bằng âm dương. Sự kết nối giữa trời và đất và sự hòa hợp của vạn vật. Đặc biệt, chiếc gương Hiên Viên trên ngai vàng điện Giao Thái còn là biểu tượng cho giao điểm thiêng liêng này.

Sơ đồ chi tiết của Tử Cấm Thành
Thuyết ngũ hành:
Thuyết ngũ hành là một trong những học thuyết quan trọng của văn hóa Trung Quốc. Thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được thể hiện khắp Tử Cấm Thành một cách tinh tế. Hành Thổ thể hiện qua hai nền điện lớn tạo thành chữ “Thổ” và màu vàng cao quý của mái ngói các điện quan trọng. Hành Hỏa ở phía Nam với hình tượng năm con phượng hoàng và họa tiết lửa tại cổng Ngọ môn.

Cổng Ngọ môn đại diện cho hành hỏa
Phía Bắc là hành Thủy gắn liền với thần Huyền Vũ, thể hiện qua cổng Thần Vũ và ngói đen ở điện Tần An. Hành Kim ở phía Tây, tượng trưng bằng dòng sông Kim Thủy bắt nguồn từ phía Bắc. Cuối cùng, hành Mộc ở phía Đông, tượng trưng cho sự sinh trưởng, thể hiện qua màu xanh lục của mái ngói ở Văn Hoa Điện của Thái Tử Cung thời Minh.

Dòng sông Kim Thủy chảy qua Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính quy mô và nghệ thuật mà còn là một điển hình trong việc ứng dụng triết lý phong thủy. Qua đó, mang lại sự hài hòa, thịnh vượng và ổn định. Hứa hẹn sẽ là một trong các điểm đến ở Bắc Kinh du khách nên trải nghiệm.
Thiên Đàn: Dấu ấn tín ngưỡng của các triều đại phong kiến
Tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, Thiên Đàn (hay còn được gọi là đền thờ Trời) là một quần thể kiến trúc tôn giáo cổ kính. Được xây dựng vào năm 1420. Đây từng là nơi các hoàng đế Trung Hoa thực hiện nghi lễ tế trời và cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Đồng thời, công trình này cũng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Thiên Đàn tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh
Một số điểm tham quan chính trong Thiên Đàn là: Viên Khâu Đàn, Kỳ Niên Điện, Hoàng Khung Vũ, Hồi Âm Bích. Thời điểm lý tưởng để bạn tham quan Thiên Đàn là vào tầm mùa xuân (tháng 3 – tháng 5) hay mùa thu (tháng 9 – tháng 11) bởi đây là lúc thời tiết dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh.
*Triết lý phong thủy thể hiện trong kiến trúc
Thiên Đàn không chỉ là minh chứng cho tài năng kiến trúc của người xưa mà còn là biểu tượng cho những quan niệm vũ trụ và văn hóa sâu sắc.
Sự hài hòa giữa trời và đất:
Thiết kế mái hình tròn 3 tầng của Kỳ Niên Điện tượng trưng cho bầu trời bao la. Còn Viên Khâu Đàn là một bệ thờ hình tròn ba tầng bằng đá cẩm thạch trắng với mỗi tầng được trang trí hình những con rồng chạm trổ tinh xảo và được xây trên nền mặt đất hình vuông. Nơi hình tròn tượng trưng cho Trời và hình vuông trưng cho Đất, thể hiện sự kết nối và cân bằng giữa hai yếu tố vũ trụ.

Sự giao hòa khéo léo giữa hình tượng vuông và tròn trong kiến trúc của Thiên Đàn
Màu sắc tượng trưng (Xanh lam):
Mái ngói của Kỳ Niên Điện và Hoàng Khung Vũ đều được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh lam sáng. Đây là màu sắc tượng trưng cho màu trời sự kết nối trực tiếp với bầu trời. Thể hiện sự kết nối sâu sắc của “Thiên tử” và trời cao trong những nghi lễ tế trời, cầu nguyện.

Sử dụng ngói lưu màu xanh lam trong thiết kế
Số 9 trong các chi tiết kiến trúc:
Trong văn hóa Trung Quốc, số 9 là con số đơn lớn nhất, từ lâu đã gắn liền với hình ảnh quyền lực của Hoàng đế và bầu trời. Viên Khâu Đàn có 3 tầng hình tròn, tượng trưng cho Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân). Với số lượng phiến đá lát trên mỗi vòng tròn của mỗi tầng đều là bội số của 9. Bắt đầu từ trung tâm, vòng tròn đầu tiên có 9 phiến đá, vòng thứ hai có 18, vòng thứ ba có 27 và cứ thế nhân lên theo bội số của 9. Tầng trên cùng có tổng cộng 81 phiến.

Viên Khâu Đàn có 3 tầng tượng trưng cho Tam Tài với số lượng phiến đá lát đều là bội số của 9
Công viên Bắc Hải: Hòn ngọc xanh giữa lòng Bắc Kinh
Công viên Bắc Hải là một khu vườn hoàng gia có lịch sử lâu đời từng trải qua nhiều triều đại như Nguyên, Minh, Thanh. Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với hồ nước, cây xanh, hoa lá. Và có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như chùa, cầu, tháp, hồ, vườn cảnh mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, công viên Bắc Hải là một điểm đến du lịch yêu thích của người dân địa phương và du khách.

Công viên Bắc Hải là khu vườn hoàng gia lâu đời
Bạn có thể hòa vào không gian thanh bình của hồ Bắc Hải, dạo bộ dọc theo những con đường rợp bóng cây. Ngắm cảnh Bạch Tháp uy nghiêm trên đảo Quỳnh Hoa. Cũng đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng Cửu Long Bích độc đáo với chín con rồng uốn lượn đầy nghệ thuật. Hay khám phá Thành Tròn (Tuancheng) với những di tích lịch sử quý giá.

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và các công trình mang đậm dấu ấn lịch sử
*Triết lý phong thủy thể hiện trong kiến trúc
Cũng như nhiều các điểm đến ở Bắc Kinh khác, công viên Bắc Hải cũng được xây dựng và ẩn phía sau nhiều giá trị thẩm mỹ về mặt phong thủy, văn hóa Á Đông.
Thiết kế dựa trên truyền thuyết “Một ao và ba ngọn núi bất tử”
“Một ao và ba ngọn núi bất tử” là một điển tích theo truyền thuyết của Đạo giáo. “Ba ngọn núi bất tử” này được biết là núi Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Dây là nơi sinh sống của các vị tiên và sở hữu thuốc trường sinh bất lão. Còn “một ao” chính là nơi ba ngọn núi này tọa lạc, được gọi là Bột Hải hoặc Đông Hải. Truyền thuyết này cũng trở thành một mô hình cảnh quan quan trọng trong kiến trúc vườn của Trung Quốc, trong đó có cả công viên Bắc Hải. Như một cách để tái hiện lại khung cảnh thần tiên này trên trần gian. Thể hiện ước vọng về sự an lành và trường thọ.

Công viên với kiến trúc dựa theo truyền thuyết “Một ao và ba ngọn núi bất tử”. Ảnh: @dawordskeeper
Ở nơi này, hình tượng “một ao” có thể xem chính là hồ Bắc Hải. Trong khi đảo Quỳnh Hoa với Bạch Tháp thường được cho là đại diện của núi Bồng Lai. Và hai hòn đảo nhỏ khác đóng vai trò tượng trưng cho núi Phương Trượng và Doanh Châu.
Hình tượng rồng
Hình tượng rồng là một biểu tượng quan trọng và mạnh mẽ trong phong thủy. Tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, sự may mắn và thịnh vượng. Công viên Bắc Hải có các công trình như Đình Năm Rồng và Cửu Long Bích đều lấy hình ảnh rộng chạm khắc trong thiết kế. Với Đình Năm Rồng rồng được thể hiện tinh xảo uyển chuyển. Sự hiện diện của hình tượng rồng ở vị trí cao như mái đình mang ý nghĩa bảo vệ, xua đuổi tà khí. Đồng thời thu hút năng lượng tốt lành.

Hình tượng rồng được chạm khắc tinh xảo trong các công trình của công viên Bắc Hải. Ảnh: @akabeiye
Còn ở Cửu Long Bích, hình ảnh rồng xuất hiện trên các bức tường với nhiều màu sắc khác nhau. Uốn lượn sống động giữa mây và sóng nước, tranh giành viên ngọc trai. Biểu tượng của sự hoàn hảo, trí tuệ và sức mạnh tinh thần. Các con số được lựa chọn trong các công trình này như 5 và 9. Đây đều là những con số có ý nghĩa về mặt phong thủy, mang những biểu tượng và liên kết riêng.
iVIVU gợi ý một số tour Bắc Kinh hấp dẫn:
Tour Trung Quốc 5N4Đ: Bắc Kinh – Trùng Khánh – Tử Cấm Thành – Hồng Nhai Động
Tour Trung Quốc 6N5Đ: Bắc Kinh – Tô Châu – Hàng Châu – Thượng Hải
Tour Trung Quốc 7N7Đ: Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu – Vô Tích – Trịnh Châu – Bắc Kinh
Hướng dẫn đặt vé máy bay TPHCM đi Bắc Kinh:
– Quan tâm và trao đổi với iVIVU qua Zalo OA iVIVU Tickets hoặc gọi ngay hotline 1900 2087 để được hỗ trợ tư vấn vé máy bay nội địa và quốc tế giá tốt.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Check-in những điểm đến hot trong tour Trung Quốc 5N4Đ dịp 30/4
Du lịch Bắc Kinh 3 ngày: Trọn vẹn văn hóa – ẩm thực – trải nghiệm
Du lịch Trung Quốc với top 5 điểm đến tại Bắc Kinh không thể bỏ lỡ
Click đặt ngay vé máy bay Việt Nam và toàn thế giới tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
