Lạng Sơn – ‘thiên đường’ của đặc sản

16:38 02/01/2014

Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cùng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.

>> Đến Cao Bằng thử ăn trứng kiến

>> Tuyên Quang có đặc sản gì hấp dẫn?

1. Đào Mẫu Sơn

Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả.

Đặc sản Lạng Sơn - Đào Mẫu Sơn - iVIVU.com

Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này. Những trái đào Mẫu Sơn bên ngoài có màu xanh nhạt nhưng khi ăn quả có vị ngọt lịm mà lại giòn tan, thịt đào đỏ au và có mùi thơm dịu.

2. Lợn sữa quay mác mật

Đặc sản Lạng Sơn - Lớn sữa quay mác mật - iVIVU.comMón ăn không chỉ ngon mà còn được chế biến kì công, và có hương vị rất riêng. Quan trọng nhất là khâu ướp gia vị cho lợn quay. Muối, tiêu được xát đều trong bụng lợn cho ngấm, rồi lấy lá mác mật loại bánh tẻ rửa sạch cho vào bụng lợn. Lợn quay nóng không xẻ luôn mà phải chờ cho nguội để khi chặt thịt không bị nát. Lợn sau khi quay được chặt chặt thành từng miếng vừa ăn xếp ra đĩa, da óng màu mật, vàng rộm cánh gián. Thịt ăn chắc có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị béo ngậy của dầu hòa quyện với mật ong rừng.

3. Phở chua Lạng Sơn

Đặc sản Lạng Sơn - Phở chua Lạng Sơn - iVIVU.comĐược biết đến như là món ăn “hàn thực”nên phở chua được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Nguyên liệu của món phở chua cũng khá kỳ công với hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phở chua được ăn kèm với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các gia vị khác tạo nên một hương vị riêng của tô phở.

4. Món khâu nhục

Đặc sản Lạng Sơn - Khâu nhục - iVIVU.comVào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền này. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu” theo cách gọi của người dân tộc vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo trong những bữa cơm sang trọng. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu.

5. Bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Đặc sản Lạng Sơn - Bánh cuốn trứng Lạng Sơn - iVIVU.comLớp vỏ bánh cuốn được làm từ gạo nương với hương vị đặc trưng, đậm đà của miền sơn cước. Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xuơng ống trộn với thịt băm, thêm chút gia vị đường, ớt, rau mùi băm nhỏ… Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Bên cạnh bánh cuốn trứng, những thực khách không thích dùng trứng còn có thể thưởng thức món bánh cuốn thịt băm. Sau khi căng bụng, thêm một bát nước vối nóng khiến hơi thở bốc khói, nghe cả người rân rân sảng khoái.

6. Rượu Mẫu Sơn

Đặc sản Lạng Sơn - Rượu Mẫu Sơn - iVIVU.comTrong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc… là rượu Mẫu Sơn xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình – Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Men lá để ủ rượu được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp.

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU – Theo Baomoi

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 4,00 điểm trên 5)
Loading...