Không thể bỏ qua lễ hội đua voi ở Bản Đôn năm 2015

08:57 06/03/2015

Để cho mùa màng được bội thu, hạt lúa đầy nhà, mang lại ấm no cho tất cả buôn làng, người dân Bản Đôn lại bắt đầu tổ chức những phong tục lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đua voi độc đáo.

Tháng 3, khi mà màu sắc của những bông hoa rừng lan tỏa khắp nơi và lôi cuốn những đàn ong rừng đi tìm mật, đó cũng là lúc mà các buôn làng của người dân Tây Nguyên đang chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Để cho mùa màng được bội thu, hạt lúa đầy nhà, mang lại ấm no cho tất cả buôn làng, người dân Bản Đôn lại bắt đầu tổ chức những phong tục lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đua voi độc đáo.

Hội đua Voi diễn ra từ ngày 12/3 đến 14/3 tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch.

khong-the-bo-qua-le-hoi-dua-voi-o-ban-don-ivivu-1

Đến Bản Đôn, du khách sẽ bắt gặp sự nhộn nhịp, náo nức của người dân diễn ra khắp các buôn làng. Những chàng quản tượng nườm nượp đưa voi đến vùng cỏ xanh để chăm sóc, trong khi đó những cô gái Bản Đôn sắm sửa lễ vật để cầu cúng cho các lễ hội truyền thống cùng diễn ra với lễ hội đua voi.

Lễ hội đua voi thường được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy như lò xo chạy thẳng về phía trước.

khong-the-bo-qua-le-hoi-dua-voi-o-ban-don-ivivu-2

Đường đua thường rộng khoảng từ 400 – 500 mét, và dài khoảng 1 – 2 km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc… Khán giả phần lớn là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt.

khong-the-bo-qua-le-hoi-dua-voi-o-ban-don-ivivu-3

Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức. Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo phong tuc truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng.

Sau cuộc đua trên cạn là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpôk, voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng… Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn. Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể. Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức xem thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.

khong-the-bo-qua-le-hoi-dua-voi-o-ban-don-ivivu-4

Vào thời điểm này là mùa khô, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng nên rất thích hợp cho các hoạt động du lịch. Ngoài ra, đến Tây Nguyên, bạn còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc và cưỡi voi tham quan buôn làng. khong-the-bo-qua-le-hoi-dua-voi-o-ban-don-ivivu-5Theo Traveltimes.vn

Tham khảo thêm danh sách KHÁCH SẠN ĐẮK LẮK để lên kế hoạch cho một chuyến du lịch Đắk Lắk thuận lợi hơn với iVIVU.com nhé!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

 

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này!)
Loading...