Ẩm thực Hà Giang qua top 12 món ăn ngon đặc sắc nên thử một lần

10:32 25/04/2023

Hà Giang không chỉ là địa điểm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, mà những trải nghiệm du lịch ẩm thực Hà Giang cũng được nhiều du khách yêu thích. Cùng iVIVU khám phá nền ẩm thực phong phú, độc đáo nơi đây qua top 12 món ăn ngon nên thử một lần.

Ẩm thực Hà Giang qua top 12 món ăn ngon đặc sắc nên thử một lần

1. Thắng dền

Ảnh: baodantoc.vn.

Ảnh: baodantoc.vn.

Nhắc đến những món ăn chơi thú vị ở vùng cao Hà Giang, không thể bỏ qua đặc sản thắng dền nổi tiếng. Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo nếp hương huyện Yên Minh. Đây là loại gạo có hình dạng to, trắng tròn và chắc hạt, khi nấu sẽ dẻo thơm và có vị ngon ngọt. Bên trong những viên nếp dẻo, đặc là những loại nhân khác nhau như đậu xanh, đậu đỏ,… Khi cho vào miệng nhai, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dẻo và vị ngọt nhẹ cùng hương thơm gạo nếp thoang thoảng. Để tăng thêm độ ngon của món này, bạn có thể cho thêm một chút nước đường nấu với gừng hoặc nước cốt và cho thêm lạc rang vào.

2. Thắng cố

Thắng cố là một món ăn được chế biến từ lòng ngựa, luôn để lại ấn tượng khó quên cho nhiều du khách khi nhớ về ẩm thực Hà Giang. Nước dùng được xem là thành phần tinh túy nhất cho món ăn này, chúng được ninh từ xương và nội tạng. Nếu không quen, bạn sẽ cảm giác rất khó ăn nhưng nếu đã quen thì đây lại là một món ăn vô cùng đặc biệt.

thắng-cố-ivivuĐể tạo nên món thắng cố thơm ngon, bổ dưỡng, người dân nơi đây thường dùng kết hợp 12 loại gia vị đặc trưng miền núi: lá chanh, hoa hồi, thảo quả,… Với vị ngọt bùi của thịt, cay thanh của nước hầm và mùi hương độc đáo của những hương vị hòa quyện, đã làm thổn thức biết bao du khách thập phương.

thangco1-ivivu3. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn làm nên tên tuổi cho nền ẩm thực Hà Giang, chúng không chỉ xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào sống ở vùng cao Tây Bắc mà còn thường xuất hiện trong các lễ cúng.

Thịt trâu gác bếp-ivivu

Ảnh: taybac.tv.

Hương vị của thịt trâu gác bếp giống như chính tên gọi của nó, có gia vị tẩm ướp là hạt mắc khén tê cay, thịt trâu tươi ngọt đậm và mùi khói bếp đặc trưng của miền núi. Phần thịt bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng bên trong lại có màu đỏ bắt mắt và đậm vị.

4. Lạp xưởng gác bếp

Nguyên liệu chính để làm ra lạp xưởng gác bếp là thịt lợn vai bỏ bì. Nhân lạp xưởng được làm từ thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông băm nhỏ, tẩm ướp gia vị – hành giã nhuyễn, phi thơm cùng hạt mắc khén.

lap-xuong-gac-bep-ivivu

Ảnh: dacsantaybac.org.

Thế nên, món ăn ngậy thịt, mang đậm mùi khói bếp và hương tắc mật ngon ngọt. Để cho ra thành phẩm, người dân phải hun khói trên gác bếp liên tục từ 12 giờ – 14 giờ cho gia vị thấm vào thịt.

5. Phở chua

Phở chua vốn là món điểm tâm của người Trung Quốc, sau này du nhập về vùng đất Hà Giang, Lạng Sơn,… Nguyên liệu chính để làm nên món phở chua là gạo nếp hương và nước xốt chua ngọt kết hợp với thịt xá xíu, thịt quay, lạp xưởng và ớt xào.

pho-chua-ha-giang-ivivuĐể có mùi vị đặc trưng của món phở chua, người dân thường làm nước xốt chua ngọt từ hỗn hợp giấm pha đường, bột sắn và các gia vị miền núi. Khi ăn, du khách có thể dùng kèm với rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ nạo,…

6. Bánh tam giác mạch

“Tam giác mạch” là tên của một loại hoa biểu tượng của vùng núi phía Bắc, Hà Giang, vì thế mà loại bánh này cũng trở thành đặc sản nơi đây. Bánh có màu đặc trưng là màu tím, ngoài ra còn có màu trắng, vàng. Khi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo của bánh mềm xốp cùng mùi hăng đặc trưng của hoa tam giác mạch. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh, bạn có thể ăn kèm với lợn cắp nách hoặc thắng cố,…

Ảnh: Hoàng Tùng/vietnamnet.vn.

Ảnh: Hoàng Tùng/vietnamnet.vn.

Ảnh:@matchamichi

Ảnh: @matchamichi.

7. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn-ivivuVới người dân nơi đây, bánh cuốn thường dùng để ăn sáng và ăn trưa. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn cũng được du khách ưa thích bởi vỏ bánh được làm từ bột gạo hấp trắng mỏng, mềm mịn và rất thơm, bên trong bánh cuốn là nhân thịt và mộc nhĩ. Món bánh cuốn này được ăn cùng với nước chấm hầm từ xương, kèm hành khô và rau thơm.

8. Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc chủ yếu được làm từ gạo nếp thơm và dẻo nên để lâu, xôi sẽ dễ bị cứng. Khi ăn món xôi ngũ sắc, không cần dùng thêm những gia vị khác. Từ lâu, xôi ngũ sắc đã trở thành món ăn truyền thống của người Tày sinh sống tại Hà Giang. Trong những dịp lễ gia tiên, tết… trong nhà mỗi người không thể thiếu món xôi này.

Xôi ngũ sắc có 5 màu khác nhau: trắng, tím, xanh dương, đỏ, vàng tương ứng với ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Nguyên liệu tạo màu gồm có: gạo nếp, lá cẩm, gấc, lá gừng, vỏ bưởi, củ nghệ, lá cơm đen.

Ảnh: vnexpress.net.

Ảnh: vnexpress.net.

9. Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu được làm từ củ ấu tẩu ngâm trong nước vo gạo và đun nhão. Khi nấu, phần gạo, thịt lợn băm nhuyễn và ấu tẩu sẽ cho ra món cháo màu nâu nhạt và có mùi thơm đậm đà. Vốn dĩ ấu tẩu là một loại củ có độc tố cao, nhưng với kinh nghiệm chế biến gia truyền, ấu tẩu trở thành một nguyên liệu đặc biệt, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Củ ấu tẩu chỉ mọc ở núi cao.

Củ ấu tẩu chỉ mọc ở núi cao.

chao-au-tau-310. Bánh chưng gù

banh-chung-gu-ha-giang-ivivuBánh chưng gù là đặc sản nổi tiếng ở vùng cao Tây Bắc. Có nơi cho rằng, nguồn gốc của bánh chưng đen là từ người Dao đỏ ở Hà Giang, nhưng cũng có nơi cho rằng bánh chưng là của người Tày ở Bắc Hà (Lào Cai) từ lâu đời. Bánh chưng gù mang ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc nên không thể trộn lẫn với món bánh chưng của vùng khác. Nguyên liệu chính để làm ra chiếc bánh chưng này là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu rang giã nhỏ, cùng lá dong và dây lạt để gói thành phẩm.

Bánh chưng gù đen. Ảnh: Báo Nhân dân.

Bánh chưng gù đen của người Tày ở Lào Cai. Ảnh: Báo Nhân dân.

Bánh chưng gù xanh ở Hà Giang.

Bánh chưng gù xanh ở Hà Giang.

11. Phở gà Tráng Kìm

Phở -gà- Tráng -Kìm-ivivu

Ảnh: thu___ha_.

Phở gà Tráng Kìm là đặc sản của xã Đông Hà, huyện Quản Bạ. Đây là món điểm tâm sáng quen thuộc của những người đi chợ phiên, du khách đến Hà Giang. Nguyên liệu chính của món phở này là gà đồi – loại gà người Mông chăn thả trên núi. Điểm đặc biệt của những tô phở Tráng Kìm đó là sợi phở mềm mịn, không dai vì được làm và phơi khô thủ công. Nước dùng được hầm từ xương cùng những loại gia vị quen thuộc như gừng, quế, hồi, thảo quả tạo nên vị thơm ngọt đặc trưng, mang dấu ấn riêng của người dân Tráng Kìm.

12. Gỏi cá bỗng

Gỏi cá bỗng vốn không còn quá xa lạ với người dân Hà Giang, đây được xem là sự kết hợp hài hòa giữa vị dai ngọt của thịt cá bỗng cùng vị giòn “sần sật” của bẹ chuối non và vị chua nhẹ của chanh. Tất cả tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt. Món gỏi này có thể ăn kèm với một ít ớt, rau rừng, thêm một chút nước chấm đậm đà từ muối rang hạt dổi.

Cá bỗng. Ảnh: baodantoc.vn.

Cá bỗng. Ảnh: baodantoc.vn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hướng dẫn đặt các tour miền Bắc – Hà Giang:

– Gọi ngay (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Hà Giang giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...