Cẩm nang du lịch Quảng Trị từ A đến Z năm 2023

17:50 07/04/2023

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, trong đó có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử. Cùng khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa trong cẩm nang du lịch Quảng Trị 2023!

Cẩm nang du lịch Quảng Trị từ A đến Z năm 2023

Tổng quan du lịch Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng. Du lịch văn hóa lịch sử, trong đó có những địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử: đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, đường 9 – Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…

Cánh đồng điện gió Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Vnexpress.

Cánh đồng điện gió Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh: Vnexpress.

Bên cạnh đó, du lịch Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, động Brai, giếng cổ Gio An… nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái… mang vẻ đẹp rất riêng với cát trắng tinh khôi, bằng phẳng, mịn màng, làn nước trong xanh.

Ảnh: @quantnk

Ảnh: @quantnk.

Thời điểm thích hợp để đến Quảng Trị

Quảng Trị có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao, là vùng có khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa dễ gây bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, lốc xoáy… nhất là vào tháng 9, 10. Vì thế trước khi lên kế hoạch đến Quảng Trị, bạn nên tránh khoảng thời gian thường xảy ra thiên tai để có chuyến đi an toàn.

Ảnh: @hanhmoschablabla

Cánh đồng điện gió. Ảnh: @hanhmoschablabla.

Phương tiện di chuyển đến Quảng Trị

Xe khách

  • Giá vé xe khách từ Hà Nội đi thành phố Đông Hà khoảng từ 350.000VNĐ. Một số nhà xe từ Hà Nội đi Quảng Trị bạn có thể tham khảo:

Xe Hoàng Long

Sđt: 04.3839.8273 – Giá vé: 300.000đ.

Xe Minh Mập

Sđt: 090 534 70 00 – Giá vé: 200.000đ.

Xe Dòng Hiền

Sđt: 04.3839.8273.

Xe Tân Kim Chi

Sđt: 0934 597 597 – Giá vé: 310.000đ.

  • Giá vé xe khách từ Sài Gòn đi thành phố Đông Hà khoảng từ 650.000VNĐ. Một số nhà xe gợi ý:

Xe Tiến Đạt Thành

Sđt: 02.333.579.579 – 0935.441.575 – Giá vé: 450.000đ.

Xe An Bình

Sđt: 1900 272 708 – Giá vé: 650.000đ.

Thánh địa La Vang. Ảnh: @ngay12thang6

Thánh địa La Vang. Ảnh: @ngay12thang6.

Tàu hỏa

Tàu hỏa từ Sài Gòn đi Quảng Trị với khoảng cách 1100km, 5 chuyến mỗi ngày với các khung giờ xuất phát như: 6h, 9h, 14h40, 19h30, 22h. Tổng thời gian di chuyển khoảng 19 tiếng đến 23 tiếng. Giá vé dao động từ 544.000VNĐ/vé với nhiều hạng ghế.

Với khoảng cách 660km, từ ga Hà Nội đi Đông Hà – Quảng Trị hết khoảng 12 tiếng 30 phút từ 6h đến 18h30, có khoảng 6 chuyến/ngày. Giá vé dao động từ 400.000VNĐ/vé với nhiều hạng ghế. Để xem thêm thông tin về tàu hỏa, hãy truy cập tại đây.

Biển Cửa Tùng. Ảnh: @dinn_04_

Biển Cửa Tùng. Ảnh: @dinn_04_.

Những điểm đến hấp dẫn ở Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị

Đây là địa danh nổi tiếng nhất của du lịch Quảng Trị, là di tích quốc gia đặc biệt nằm ở trung tâm thị xã. Thành cổ nằm bên dòng sông Thạch Hãn, gắn liền với nhiều trận đánh lớn. Sau chiến dịch Thành Cổ – “chiến dịch Xuân – Hè 1972” toàn bộ Thành Cổ gần như bị san bằng, chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên vẹn và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Ảnh: @ngmailinh

Ảnh: @ngmailinh.

Ảnh: Minh Nguyễn Hùng.

Ảnh: Minh Nguyễn Hùng.

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải

Năm 1954, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự sau Hiệp định Geneva. Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng.

Ảnh: @bi31h

Ảnh: @bi31h.

Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “nhân chứng lịch sử” trên 20 năm mang nỗi đau đất nước chia cắt. Cụm di tích gồm: đôi bờ Hiền Lương, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà liên hợp, đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam, nhà bảo tàng vĩ tuyến 17…

Ảnh: @bi31h

Ảnh: @bi31h.

Địa đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc cách biển Cửa Tùng 7km, địa danh gắn với những kí ức lịch sử của dân tộc ta. Địa đạo Vịnh Mốc được xây dưng năm 1965 với chiều dài khoảng 2000m. Kết cấu bao gồm 3 tầng dùng cho các mục đích khác nhau. Cho đến hôm nay, nơi này dường như vẫn giữ nguyên được kiến trúc thuở ban đầu.

Ảnh: lynn barreto miranda.

Ảnh: lynn barreto miranda.

Địa- đạo -Vịnh- Mốc-ivivu-2

Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu

Năm 1947, Dốc Miếu là nơi Pháp đóng chốt quân sự để án ngữ quốc lộ 1A, được gọi là “Ba Dốc”. Cồn Tiên (xã Gio Sơn) – Dốc Miếu (xã Gio Phong) là hai đầu của hàng rào điện tử McNamara, nên thường được đi cùng với nhau khi nói đến. Dốc Miếu cũng là căn cứ đầu tiên của Mỹ gần vùng phi quân sự nhất, được xem là “con mắt thần” của hàng rào điện tử.

Dốc Miếu. Ảnh: @johnwjohnson0

Dốc Miếu. Ảnh: @johnwjohnson0.

Sau năm 1954, chính quyền miền Nam và Mỹ xây dựng Dốc Miếu thành cứ điểm quân sự lớn nhất Gio Linh với kinh phí lên đến 800 triệu USD, biến nơi này trở thành căn cứ quân sự quan trọng để đánh vào các mục tiêu của miền Bắc Việt Nam.

Nghĩa trang Quốc gia Đường 9

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là một trong những nghĩa trang liệt sĩ có quy mô lớn nhất Việt Nam, nằm bên đường quốc lộ 9. Đây là nơi yên nghỉ của các anh hùng, liệt sỹ đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghĩa trang có tổng diện tích là 13 ha, có trên 1 vạn liệt sỹ, trong đó 3694 liệt sỹ được xác định đầy đủ thông tin; 701 mộ biết một phần thông tin; còn lại chưa rõ thông tin.

Toàn cảnh nghĩa trang. Ảnh: Báo Nhân dân.

Toàn cảnh nghĩa trang nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Nhân dân.

Đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ nằm giữa biển Đông, cách đất liền khoảng 30km, diện tích 2,3 kilomet vuông và vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của các đảo miền Trung. Trong kháng chiến trống Mỹ cứu nước, người dân ở đây nhiều lần kiên cường, anh dũng lập nên chiến công vang dội, được hai lần tuyên dương là “đảo anh hùng”.

Đảo Cồn Cỏ. Ảnh: @redapple_2610

Đảo Cồn Cỏ. Ảnh: @redapple_2610.

Đảo Cồn Cỏ có thảm thực vật, hệ sinh thái biển đa dạng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp, đặc biệt có san hô đỏ lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Đi cùng với san hô là rong biển, sao xanh, hải sâm và nhiều thủy hải sản có giá trị khác.

Ảnh: Huyện đảo Cồn Cỏ.

Ảnh: Huyện đảo Cồn Cỏ.

Đỉnh Cu Vơ

Đỉnh Cu Vơ thuộc xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) được dân phượt gọi với nhiều cái tên mỹ miều: “Nơi ngắm mặt trời mọc đẹp nhất tỉnh Quảng Trị”, “Nơi săn mây lý tưởng nhất tỉnh Quảng Trị”… Từ tượng đài chiến thắng Khe Sanh đi theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chừng 12km là đến đỉnh Cu Vơ. Đến đây du khách được tận hưởng mây trời bồng bềnh, thiên nhiên tươi đẹp của vùng núi Quảng Trị.

Đỉnh Cu Vơ. Ảnh: @giangjun__

Đỉnh Cu Vơ. Ảnh: @giangjun__.

Mũi Trèo

Để đến được bãi biển Mũi Trèo, du khách phải đi qua con đường nhỏ nằm dưới những tán cây rộng lớn. Mũi Trèo được bao phủ một bên là rừng nguyên sinh và một bên là biển. Với bờ biển dài hàng cây số, có làn nước trong xanh và cát trắng mịn màng, Mũi Trèo hiện là một trong những điểm du lịch biển yêu thích của nhiều du khách.

Mũi Trèo. Ảnh: @nhat.arch94

Mũi Trèo. Ảnh: @nhat.arch94.

Bãi biển Cửa Việt

Biển Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm thành phố Đông Hà 17km. Bãi biển Cửa Việt thoai thoải, sóng vỗ dịu êm, nước trong xanh. Mỗi năm biển này đón nhận khoảng 30 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chuyến du lịch Quảng Trị của bạn sẽ chưa hoàn hảo nếu chưa đến biển Cửa Việt.

Ảnh: @bin_291k2

Ảnh: @bin_291k2.

Thác Tà Puồng

Thác Tà Puồng là một cụm danh thắng gồm 1 động và 2 thác nước: động Tà Puồng rộng khoảng 10 m và ăn sâu vào lòng núi 200 m, trong động có nhiều thạch nhũ đẹp và có thể chứa được trên dưới 200 người. Trong chiến tranh, động Tà Puồng là nơi để người dân của 5 thôn trong xã và bà con các xã vùng lân cận đến trú ẩn.

Ảnh: VnExpress.

Ảnh: Vnexpress.

Thác Tà Puồng 1 cao khoảng trên 20m chảy thẳng từ lưng chừng núi xuống dưới qua những vách núi thẳng đứng. Dưới thác Tà Puồng 1 có khá nhiều tảng đá lớn, hình thù kỳ quái và nhẵn. Cách thác Tà Puồng 1 về hạ lưu khoảng 20 phút đi bộ là thác Tà Puồng 2. Thác nước có làn nước mát lạnh, hồ nước dưới thác rộng khoảng 5.000 mét vuông, chỗ sâu nhất khoảng 10 m, nước hồ trong vắt nhìn thấy được cả đáy hồ.

Ảnh: VnExpress.

Ảnh: Vnexpress.

Làng Đại An Khê

Làng Đại An Khê là ngôi làng chưa bị ngành công nghiệp du lịch tác động nhiều, vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Ngay từ cổng làng, bạn sẽ thấy được kiến trúc cổng cổ điển, dù đã được trùng tu bằng vật liệu hiện đại hơn. Bước vào làng, con đường xà cừ cổ thụ rợp bóng, bên bên là ruộng đồng bát ngát tạo cảnh quan hút mắt.

Làng Đại An Khê. Ảnh: Báo Kinh tế đô thị.

Làng Đại An Khê. Ảnh: Báo Kinh tế đô thị.

Vào mùa giáp Tết, làng Đại An Khê là vựa làm bánh chưng, bánh tét cung cấp cho cả khu vực. “Vựa bánh” nổi danh này cung ứng cho thị trường cả ngàn chiếc bánh mỗi ngày trong dịp Tết. Trong đó, bánh tét mặt trăng là loại hấp dẫn và nổi tiếng nhất.

Làng bánh tét mặt trăng Đại An Khê. Ảnh: TTXVN.

Làng bánh tét mặt trăng Đại An Khê. Ảnh: TTXVN.

Căn cứ Khe Sanh

Khe Sanh bao gồm hầu như toàn bộ huyện Hướng Hóa ngày nay, được quân đội Mỹ thiết lập căn cứ mang tên “căn cứ Khe Sanh”, với hy vọng ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam của quân đội Việt Nam, cắt qua đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên với sự chiến đấu dũng cảm, Hướng Hoá đã trở thành huyện đầu tiên ở miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Ngày nay dạo quanh Khe Sanh, bạn được chứng kiến nhiều chứng tích như: cứ điểm Làng Vây, sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, khu căn cứ quân sự Khe Sanh…

Khe Sanh ngày nay. Ảnh: @anhtuan.9994

Khe Sanh ngày nay. Ảnh: @anhtuan.9994.

Ảnh: @anhtuan.9994

Ảnh: @anhtuan.9994.

Trằm Trà Lộc

Tuy Quảng Trị được mệnh danh “Xứ sở gió Lào” nhưng điểm du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc như một thứ “đặc sản” thiên nhiên ban tặng cho miền nắng gió, bởi vẻ nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú đã tồn tại hàng trăm năm nay. Cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Đông Nam, Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy rộng khoảng 10ha ở huyện Hải Lăng, hiện nay nằm trong khuôn viên khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc. “Trằm” theo cách gọi của người địa phương nghĩa là vùng đầm lầy có nhiều cá tôm. “Phá Trằm” nghĩa là xả nước ở đầm để cùng bắt cá tôm.

Ảnh: Trung Dubai.

Ảnh: Trung Dubai.

Đến đây, du khách được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên trữ tình. Bao quanh hồ nước là từng cụm rừng với khoảng hơn 100 loài thực vật, trong đó có nhiều loại quý. Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức những món ăn đồng quê như: cá hấp cuốn bánh tráng, thịt trâu nướng lá trơơng, cháo cá vạt giường…

Ảnh: Thuy Van Tran.

Ảnh: Thuy Van Tran.

Những món ăn nổi tiếng của Quảng Trị

Cá hấp phơi khô

Cá đem hấp thường là cá cơm và cá nục. Cá nục, cá cơm tươi rói được đưa từ tàu cá lên ngâm với nước đá để giữ tươi. Sau đó, những người công nhân vớt cá ra để ráo, rồi cho vào vỉ lưới để đưa vào lò hấp. Sau khi hấp chín thì mang ra phơi nắng. Cá khô được các thương lái về tận nơi thu mua để xuất đi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hay xuất khẩu đi Trung Quốc, Lào.

Cá nục khô. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN.

Cá nục khô. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN.

Thịt trâu lá trơơng

Trâu lá trơơng là một trong những món ngon nổi tiếng ở Quảng Trị, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đưa vào top “20 món ăn Việt Nam mới lạ”. Ở Quảng Trị, thịt trâu được chế biến và ăn kèm với loại lá trơơng. Lá trơơng cứng, có gai nhọn nhỏ ở phần rìa lá và gân sau của lá. Lá này có mùi thơm, cay nồng, thường dùng cuốn với thịt trâu ướp nướng, trâu hấp hoặc thái mỏng với món thịt trâu xào.

Thịt trâu lá trơng

Thịt trâu lá trơơng.

Cháo vạt giường

Cháo vạt giường là món ăn phổ biến tại tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng. Món cháo này còn được gọi với tên khác như: cháo cá vạt giường, cháo bột cá, cháo bánh canh cá lóc… Món ăn có nguyên liệu chính là bột gạo được cắt thành sợi dài vuông vắn trông như vạt giường và nấu kèm cá lóc. Tuy đơn giản nhưng người con Quảng Trị nào đi xa cũng nhớ về món cháo vạt giường da diết.

Cháo vạt giường. Ảnh: @imrinv

Cháo vạt giường. Ảnh: @imrinv.

Bún hến (chắt chắt) Mai Xá

Làng Mai Xá với nghề truyền thống cào chắt chắt và nổi tiếng với món bún hến. Sông Cánh Hòm là một nhánh sông của dòng Thạch Hãn, chảy sát vào làng Mai Xá, đã sản sinh ra chắt chắt (hến nước ngọt) có hương vị đậm đà, cộng với đó là cách chế biến truyền thống đã tạo nên một món ăn đặc trưng. Món bún hến Mai Xá có vị ngọt của con chắt chắt hòa với vị mặn của nước mắm biển Cửa Việt, mùi thơm nồng của gừng tươi, cay của ớt… và bún gạo quê Quảng Trị.

Bún hến. Ảnh: Trần Anh.

Bún hến. Ảnh: Trần Anh.

Canh ám làng Lam

Làng Lam Thủy nổi tiếng với món canh ám. Canh ám được nấu từ 2 nguyên liệu chính là cá tràu (cá lóc) và rau sôông (có nơi goi là cây rau chua, là loại cây rau dại, thân có nhiều gai, lá có vị chua, lá như hình bàn tay, hoa màu vàng). Muốn nấu canh ám ngon thì cá tràu phải được làm sạch khi đang sống, thái lát, ướp với hành tăm giã nhuyễn, dầu ăn, ớt bột, muối, tiêu, đường và bột ngọt rồi xào chín. Rau sôông lấy cả cọng, lá và thân non, cắt thành từng đoạn hoặc cuộn tròn rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi rồi vớt cọng và thân rau ra, cho lá vào đun tiếp. Sau đó, cho cá lóc xào vào, tiếp tục đun sôi là được.

Bánh khoái

Bánh khoái là món ăn dân dã được bán tại nhiều hàng quán nhỏ ven đường ở tỉnh Quảng Ngãi. Bánh khoái Quảng Trị cũng làm từ bột gạo, nhưng được đổ trong khuôn nhỏ chỉ bằng khoảng một bàn tay, lớp vỏ ngoài của bánh dày và giòn. Nhân bánh là tôm thịt với giá đỗ, có nơi thêm hành tây, nấm rơm, hải sản…

Ảnh: @sherchunchim

Ảnh: @sherchunchim.

Bánh khoái khi ăn thường có rau trái ăn kèm, trong đó không thể thiếu là cải non, chuối chát và trái vả non cắt lát. Bánh được ăn với loại nước chấm sệt gọi là “nước lèo”, được chế biến từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… tạo nên vị cay, mặn, bùi, béo.

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, đặc biệt là bánh lọc Mỹ Chánh. Bánh Lọc Mỹ Chánh được làm từ bột lọc, nhân bánh làm từ thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh. Nhưng ngon và phù hợp hơn cả vẫn là tôm tươi cùng thịt lợn thái nhỏ ướp gia vị, xào chín tới. Miếng bánh bột lọc trong suốt bên trong có con tôm và lát thịt đỏ au chấm với nước mắm ớt đậm đà.

Bánh bột lọc.

Bánh bột lọc.

Lòng sả

Tuy cái tên nghe lạ nhưng món lòng sả Quảng Trị có hình thức giống với món cháo lòng ở miền Nam. Những nguyên liệu chính của món lòng sả là lòng heo, tim, gan, cật và sả. Huyết heo được đánh tan vụn, đổ vào nồi nước rồi cho sả đập dập, nêm gia vị rồi cho cháo đã nấu sẵn vào tiếp tục đun cho nhừ. Khi ăn lòng sả, người Quảng Trị thường thêm nước mắm, rau thơm và thật nhiều ớt. Ngoài ra, ăn lòng sả không thể thiếu ổ bánh mì không, chấm vào nước lòng.

Lòng sả.

Ảnh minh họa: Lòng sả.

Những nơi lưu trú ở Quảng Trị

Khách sạn Sài Gòn Đông Hà

du-lich-quang-tri-ivivu-33Khách sạn Golden Quảng Trị

du-lich-quang-tri-ivivu-34Khách sạn Mường Thanh Grand Quảng Trị

du-lich-quang-tri-ivivu-35Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Quảng Trị giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...