Du lịch Hòa Bình, ghé thăm nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

10:40 25/09/2023

Sau cách mạng tháng tám, nước ta tuyên bố độc lập nhưng kinh tế rất khó khăn. Nhà máy in tiền đầu tiên đã ra đời trong hoàn cảnh đó, ngày nay trở thành điểm du lịch gắn với sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Du lịch Hòa Bình, ghé thăm nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-1Cuối thế kỷ XIX (1893 – 1899), thực dân Pháp liên tục cho các nhà tư sản vào huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình chiếm đất lập đồn điền, khai thác lâm thổ sản. Trong số đó có đồn điền Chi Nê của một người Pháp tên là E-nét Bô-ren. Năm 1943, ông Bô-ren bán lại đồn điền này cho gia đình nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện. Năm 1946, nơi đây trở thành trụ sở nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam.

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-2

Công trình nhà tưởng niệm người có công, cán bộ và công nhân nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê.

Sau cách mạng, ngân quỹ nhà nước chỉ còn 1.250.000 đồng bạc Đông Dương. Do đó, Đảng và Chính phủ xác định phải nhanh chóng phát hành đồng tiền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 15-11-1945, cơ quan Ấn loát trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập với nhiệm vụ sản xuất đồng tiền Việt Nam mới.

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-3

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Thời gian đầu, một số nhà in tư nhân được trưng dụng để in tiền. Nhưng do nhu cầu ngày càng lớn, Bộ Tài chính đã nhờ ông Đỗ Đình Thiện mua lại nhà in Tô – panh của Pháp và hiến cho Chính phủ. Từ đây, Chính phủ có nhà in riêng mang tên “Việt Nam Quốc gia ấn thư cục”.

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Tháng 3 năm 1946, quân Tàu Tưởng và thực dân Pháp thường xuyên tìm cách phá hoại cơ sở cách mạng của ta. Vì vậy, một bộ phận của nhà in được sơ tán lên đồn điền Chi Nê. Tháng 11-1946, toàn bộ máy móc còn lại được chuyển lên để tiếp tục in tiền. Tại đây, tờ giấy bạc 100 đồng “trâu xanh” (trên tờ bạc có in hình con trâu màu xanh) có mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ đã ra đời.

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-5

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Trong thời gian nhà máy in tiền đầu tiên hoạt động tại đồn điền Chi Nê, để tránh bị phát hiện, công nhân nhà máy chỉ làm việc lúc 3h chiều – 4h sáng. Từ tháng 12/1946 – 2/1947, cơ quan Ấn loát Trung ương đặt tại đồn điền Chi Nê đã cung cấp cho các ngành, địa phương từ Nam Trung Bộ trở ra khoảng 400 triệu đồng bạc. Số tiền này đã dùng để trang bị vũ khí, lương thực, thuốc men phục vụ cuộc kháng chiến.

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-6nhà-máy-in-tiền-đầu-tiên-Việt-Nam-ivivu

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Đến tháng 3-1947, nhà máy in tiền được di chuyển lên xã Tràng Đà (Tuyên Quang), sau đó lại chuyển về xã Bản Thi (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Từ đây, nhà máy in tiền của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi vào hoạt động ổn định và mang tên là “cơ quan Ấn loát đặc biệt Trung ương”.

nha-may-in-tien-dau-tien-ivivu-7

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Năm 2007, nhà máy in tiền đầu tiên tại đồn điền Chi Nê được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Những công trình được bảo tồn gồm: xưởng in tiền, nhà Bác Hồ về thăm và làm việc, kho chứa bạc, nhà hội trường, nhà đón tiếp, phù điêu tại khu xưởng in, sân vườn, hệ thống giao thông toàn khu vực, khu công viên và các công trình vui chơi giải trí…

Ảnh: Mai Mai/Người đô thị

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Ngày nay, khu di tích đồn điền Chi Nê và nhà máy in tiền đầu tiên tại xã Cố Nghĩa đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn của huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Tới đây, du khách không chỉ được nghe kể về lòng yêu nước của gia đình nhà tư sản Đỗ Đình Thiện mà còn hình dung rõ nét hơn về quá trình hình thành của nhà máy in tiền trong những năm kháng chiến ác liệt.

Ảnh: Mai Mai/Người đô thị

Ảnh: Mai Mai/Vietnam Plus

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Hòa Bình giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...