Chùa Ông Cần Thơ – kiến trúc độc đáo của người Hoa giữa lòng xứ Tây Đô

10:19 12/10/2023

Chùa Ông Cần Thơ là một trong những biểu tượng văn hóa kiến trúc của người Hoa ở xứ Tây Đô. Với nét kiến trúc cổ kính, độc đáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng, nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái.

Chùa Ông Cần Thơ – kiến trúc độc đáo của người Hoa giữa lòng xứ Tây Đô

Chùa Ông Cần Thơ có tên gốc là “Quảng Triệu Hội Quán”. Ý nghĩa của cái tên này là hội quán của người Hoa ở 2 phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc). Chùa được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Ảnh: Báo Dân trí

Ảnh: Báo Dân trí

Để có thể đến được chùa Ông Cần Thơ, du khách có thể di chuyển từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi đường 3A đến Võ Văn Kiệt thì tiếp tục đi thẳng qua đường Mậu Thân đến Ninh Kiều. Tiếp theo, bạn đi theo đường Nguyễn Việt Hồng, đến đại lộ Hòa Bình tại An Lạc thì rẽ trái sau tiệm bánh trung thu Kinh Đô (Cần Thơ), đi tới đường Hai Bà Trưng ở Tân An, bạn đi tiếp tới khi nào thấy chùa thì dừng lại.

chùa-ông-cần-thơ-ivivu-10-min

chùa-ông-cần-thơ-ivivu-3

Ảnh: Quang Huy Tran

Ảnh: Quang Huy Tran

Chùa Ông Cần Thơ bắt đầu được xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 hoàn thành. Không giống với một số ngôi chùa Hoa khác, chùa Ông Cần Thơ không có tấm bia dùng để ký, ghi tên những người đã khởi công xây dựng chùa, niên đại hoàn thành, nhưng tại các mảng được chạm khắc gỗ, hay đôi liễn bình phong, trên lư hương đều có ghi rõ họ tên tác giả, những ai ủng hộ và năm được thực hiện.

chua-ong-can-tho-iVIVU1Ngôi chùa có bố cục kiến trúc hình chữ “quốc”, mái lợp ngói âm dương. Các gờ bó mái bằng gốm tráng men lưu ly xanh biếc lẫn với sắc rêu phủ, tạo nên một vẻ cổ kính. Mái chùa với hệ thống vì kèo vững chắc được nâng đỡ bởi các cột gỗ tròn sơn màu đỏ, kê tán đá xanh, tô điểm bằng các đôi liễn đối, các tấm hoành phi. Các đầu kèo, xuyên trính được chạm khắc họa tiết, hoa văn mang phong cách cổ điển, sơn son thiếp vàng theo truyền thống nghệ thuật miếu vũ.

chua-ong-can-tho-iVIVU9

chua-ong-can-tho-iVIVU8Ngôi chùa được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc đền miếu của người Hoa, với đôi lân chầu hai bên cửa chính gợi ý nghĩa thái bình, thịnh vượng. Bên cạnh các biểu tượng long phụng, còn có tượng Ông Nhật Bà Nguyệt là điềm báo cát tường, tượng trưng cho âm dương trong văn hóa Á Đông. Ngoài nghệ thuật điêu khắc trên gỗ, các nghệ nhân còn thể hiện tài năng của mình ở nghệ thuật thư pháp: các kiểu chữ “triện”, “thảo” được khắc chạm trên hoành phi, liễn đối, lư, chuông đồng, rất đẹp và tinh xảo.

chùa-ông-cần-thơ-ivivu-7

Ảnh: @avatarlalaan_811

chùa-ông-cần-thơ-ivivu-6 chùa-ông-cần-thơ-ivivu-5Để có ánh sáng và tạo độ thông thoáng, chùa Ông được bố trí một khoảng trống trên mái, gọi là “thiên tĩnh”, tức “giếng trời”. Đây còn là nơi thoát khói cho hàng trăm khoanh nhang tỏa ra suốt ngày đêm. Đặc biệt, chùa Ông còn có lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm 1 lần với quan niệm ai sở hữu được chiếc đèn lồng sẽ gặp may mắn và thành đạt.

Ảnh: @avatarlalaan_811

Ảnh: @avatarlalaan_811

Đến đây, bạn có thể khám phá vẻ đẹp của chùa – nơi mang phong cách ấn tượng của Trung Hoa, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động lễ hội chùa, xin xăm cầu bình an… Thời gian mở cửa chùa Ông (Cần Thơ) là từ 7:00 sáng đến 18:00 chiều nên nếu có dịp du lịch Cần Thơ, bạn có thể ghé qua để tham quan, chiêm bái.

Ảnh: @avataryuht.nguyen

Ảnh: @avataryuht.nguyen

 

Hướng dẫn cách đặt các tour miền Tây – Cần Thơ:

– Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem lịch trình tour chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn Cần Thơ giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...