Du lịch Hội An: chiêm ngưỡng những kiểu kiến trúc xưa vô cùng độc đáo

11:10 06/11/2023

Là một thương cảng trù phú, sôi động trong quá khứ, Hội An xuất hiện nhiều kiểu kiến trúc khác nhau qua các thời kỳ. Du lịch Hội An hãy chiêm ngưỡng và khám phá nhiều hơn những kiểu kiến trúc xưa cũ đó.

Du lịch Hội An: chiêm ngưỡng những kiểu kiến trúc xưa vô cùng độc đáo

Nhà trệt

Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An

Du lịch Hội An bạn dễ dàng bắt gặp những căn nhà trệt cổ kính nằm yên lặng dưới những bóng cây hoặc nằm trong các con phố xưa cũ. Dù là cửa hàng hay nhà riêng, những căn nhà trệt này đều được xây từ thế kỷ 18. Đây là kiểu kiến trúc lâu đời nhất ở phố cổ Hội An, được lợp bằng một hoặc hai tầng mái. Nhà trệt thường tập trung nhiều ở con đường Trần Phú, bạn có thể ghé qua chiêm ngưỡng.

Bên trong ngôi nhà trệt

Bên trong ngôi nhà trệt

Nhà cổ Đức An là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu nhà trệt này. Nhà có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú, được xây dựng năm 1830, trong thời vua Minh Mạng. Ngôi nhà đã có 8 đời người sinh ra và lớn lên. Nhà cổ Đức An có cấu trúc hình ống, mặt tiền rộng 7m, dài 40m, phần trước hướng về đường Trần Phú. Ngôi nhà có bố cục đăng đối với cửa đi ở giữa, hai bên là hai cửa sổ phục vụ việc buôn bán, phía trên cửa đi có hai mắt cửa điển hình.

kien-truc-hoi-an-ivivu-4Ngôi nhà có nhiều lớp không gian với những công năng khác nhau. Gian ngoài cùng là nơi buôn bán. Gian kế tiếp là nơi thờ tự và trưng bày những hình ảnh, kỷ vật về nhà yêu nước Cao Hồng Lãnh. Tiếp đến, kế bên sân trời là một hành lang dẫn vào nơi ở. Nhà cổ mang phong cách kiến trúc Việt thường thấy của cư dân phố thị gần biển, giáp sông vào đầu thế kỷ XIX.

Nhà lầu hai tầng

du-lịch-Hội-An-ivivu

Nhà cổ Phùng Hưng

du-lịch-Hội-An-ivivu-2

Khi đô thị thương cảng Faifo ngày càng phát triển nhộn nhịp, chủ cửa hàng và các thương lái bắt đầu xây những căn nhà trệt của mình thêm một lầu phía trên để mở rộng không gian sinh hoạt. Ban đầu, tầng lầu khá thấp kèm theo phần ban công hẹp có mái che. Nhưng theo thời gian, những căn nhà có lầu trên tương đương với tầng trệt dần xuất hiện nhiều hơn. Và trong số đó, rất nhiều căn nhà đã thiết kế ban công vô cùng rộng rãi, đủ để gia đình ngồi ngắm phố xá.

kien-truc-hoi-an-ivivu-6Một ví dụ tiêu biểu về nhà kiểu này là nhà cổ Phùng Hưng nằm ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Đây đồng thời là điểm hấp dẫn khách du lịch Hội An đến chiêm ngưỡng, khám phá căn nhà cổ độc đáo này. Nhà được một thương nhân người Việt xây vào năm 1780, được đặt tên là Phùng Hưng, cũng chính là tên hiệu buôn, có nghĩa là “hưng thịnh”. Xưa kia đây là nơi buôn bán các mặt hàng lâm thổ sản, lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh…

kien-truc-hoi-an-ivivu-7Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương. Nhiều cột, dầm, xà gỗ được chạm trổ công phu. Mặt tiền được chia làm 3 gian, lối đi chính ở gian giữa, 2 gian bên là cửa bán hàng. Phía trên cửa chính có 2 mắt cửa, chi tiết tiêu biểu của những căn nhà ở Hội An.

Lầu phía trên của nhà cổ

Lầu phía trên của nhà cổ

du-lịch-Hội-An-ivivu-3Kiến trúc thuộc địa

kien-truc-hoi-an-ivivu-16

Ảnh: visitquangnam.com

Đến giữa và cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam và truyền bá văn hóa phương Tây thì nhà ở của tầng lớp thượng lưu đã bị ảnh hưởng nhiều. Các phong cách kiến trúc Pháp như cửa chớp, mái vòm, cột nhà chạm trổ đã xuất hiện ở nhiều ngôi nhà. Và những ngôi nhà đó phần lớn do thương nhân người Hoa dựng nên, những người được Pháp khuyến khích đến làm ăn buôn bán ở Hội An.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: quangnamtourism.com

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: quangnamtourism.com

Các thương nhân giàu có xây nhà gạch bê tông với mặt tiền rộng, nhưng nội thất thường được thay đổi để phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh có phong cách kiến trúc thuộc địa được bảo tồn tốt và trở thành điểm du lịch Hội An cho khách yêu thích văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó, khu nghỉ dưỡng Victoria Hội An Beach Resort & Spa cũng là nơi có sự pha trộn kiến trúc Pháp một cách tinh tế.

kien-truc-hoi-an-ivivu-13Kiến trúc giao thoa

Trước Cách mạng tháng Tám, khoảng những năm 1930, là lúc kiến trúc giao thoa lên ngôi. Không chỉ đơn thuần là kiến trúc Pháp mới lạ, kiến trúc Đông Dương cổ kính, những công trình này mang sự pha trộn giữa nhà rường hai tầng và những điểm nổi bật của kiến trúc thuộc địa. Các công trình này có cả cửa ván xáng và cửa chớp, bên cạnh lan can, ban công kiểu Pháp và mái lợp ngói kiểu Hội An.

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên

Một ngôi nhà tiêu biểu của kiến trúc giao thoa là nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, một điểm du lịch Hội An hấp dẫn. Ngôi nhà được nhiều nhà nghiên cứu xem như bảo tàng vô giá, nơi trưng bày những cổ vật có giá trị. Theo gia phả, chủ nhà đời đầu, ông Diệp Ngộ Xuân từ Quảng Đông sang Hội An vào thời Thanh Hàm Phong (1856).

kien-truc-hoi-an-ivivu-15Với nghề thuốc bắc, ông đã lập nên cơ ngơi đầu tiên cho dòng họ với tiệm thuốc bắc mang tên Diệp Đồng Xuân. Về sau, con cái của ông đã gìn giữ cơ nghiệp và phát triển thêm một tiệm nữa tại số nhà 80 Nguyễn Thái Học. Đến nay họ Diệp sinh sống ở đây đã 5 thế hệ. Ngoài buôn bán, họ còn sưu tầm đồ cổ và lưu lại cho con cháu đời sau.

Hướng dẫn cách đặt tour Đà Nẵng – Hội An hấp dẫn:

– Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn và khu nghỉ dưỡng Hội An giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...