15 ngày đi tìm bộ lạc tuần lộc ở Mông Cổ của nhóm du khách Việt

09:17 22/03/2017

Chuyến đi kéo dài 15 ngày, ngủ lều trên lớp tuyết dày, ăn uống tạm bợ… nhưng đổi lại, cả đoàn đã có những trải nghiệm không bao giờ quên.

15 ngày đi tìm bộ lạc tuần lộc ở Mông Cổ của nhóm du khách Việt

Nguyễn Thiện Chí là một nhiếp ảnh gia trẻ thuộc thế hệ 8X. Không chỉ được biết tới với những bộ ảnh cưới đẹp lung linh, chàng trai TP HCM còn có một đam mê bất tận với du lịch. Anh thường xuyên tìm ra những điểm mới lạ, ít người đặt chân đến, ghi lại những hình ảnh thiên nhiên đầy cảm xúc, mê hoặc người xem

Nguyễn Thiện Chí là một nhiếp ảnh gia trẻ thuộc thế hệ 8X. Không chỉ được biết tới với những bộ ảnh cưới đẹp lung linh, chàng trai TP HCM còn có một đam mê bất tận với du lịch. Anh thường xuyên tìm ra những điểm mới lạ, ít người đặt chân đến, ghi lại những hình ảnh thiên nhiên đầy cảm xúc, mê hoặc người xem.

Nung nấu ý định chinh phục Mông Cổ và đi tìm đàn tuần lộc trong truyền thuyết, Thiện Chí cùng những người bạn đã lên kế hoạch, lập nhóm, để biến giấc mơ thành hiện thực. Chuyến hành trình kéo dài nửa tháng, qua những vùng đất đầy khắc nghiệt tuyết phủ trắng, khiến dân phượt nhìn qua cũng đủ đứng ngồi không yên.

Nung nấu ý định chinh phục Mông Cổ và đi tìm đàn tuần lộc trong truyền thuyết, Thiện Chí cùng những người bạn đã lên kế hoạch, lập nhóm, để biến giấc mơ thành hiện thực. Chuyến hành trình kéo dài nửa tháng, qua những vùng đất đầy khắc nghiệt tuyết phủ trắng, khiến dân phượt nhìn qua cũng đủ đứng ngồi không yên.

Thiện Chí chia sẻ: "Chuyến đi không dài nhưng đủ mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm mới mà khó có thể nào quên được. Đó là những ngày ngồi trong xe mà tim đập rộn ràng vì lo lắng khi xe chạy trên mặt hồ đóng băng, trên thảo nguyên tuyết trắng đến tận chân trời và còn rất nhiều ngày cùng đi cùng nghỉ cùng ngủ với bầy tuần lộc. Chúng tôi ngồi trên lưng tuần lộc hàng ngày trời để đi qua hết rừng thông cổ đến những con suối đóng băng, vừa đi còn vừa được nghe những câu hát của người Tsataan... Những hình ảnh ấy như mới vừa hôm qua vậy chỉ cần nhắm mắt lại tất cả như hiện ra trước mắt".

Thiện Chí chia sẻ: “Chuyến đi không dài nhưng đủ mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm mới mà khó có thể nào quên được. Đó là những ngày ngồi trong xe mà tim đập rộn ràng vì lo lắng khi xe chạy trên mặt hồ đóng băng, trên thảo nguyên tuyết trắng đến tận chân trời và còn rất nhiều ngày cùng đi cùng nghỉ cùng ngủ với bầy tuần lộc. Chúng tôi ngồi trên lưng tuần lộc hàng ngày trời để đi qua hết rừng thông cổ đến những con suối đóng băng, vừa đi còn vừa được nghe những câu hát của người Tsataan… Những hình ảnh ấy như mới vừa hôm qua vậy chỉ cần nhắm mắt lại tất cả như hiện ra trước mắt”.

Nhiếp ảnh gia 8X ước mình có đủ thời gian và sức lực để có thể ghi lại tất cả các khoảnh khắc của hành trình này vì mỗi khoảnh khắc mỗi hình ảnh trong chuyến đi này là điều vô giá. "Chuyến đi quá sức tuyệt vời mặc dù có khá nhiều khó khăn", anh kể.

Nhiếp ảnh gia 8X ước mình có đủ thời gian và sức lực để có thể ghi lại tất cả các khoảnh khắc của hành trình này vì mỗi khoảnh khắc mỗi hình ảnh trong chuyến đi này là điều vô giá. “Chuyến đi quá sức tuyệt vời mặc dù có khá nhiều khó khăn”, anh kể.

Từ Tsagaan Nuur, ngôi làng cuối cùng ở phía Bắc, đoàn đã ở trên lưng tuần lộc gần 6-7 ngày trời, băng qua đồi núi, sông hồ đóng băng, ngủ trên nền tuyết trong những chiếc yurts (lều dã chiến của người Tsataan) với những đêm nhiệt độ xuống đến - 35 độ C.

Từ Tsagaan Nuur, ngôi làng cuối cùng ở phía Bắc, đoàn đã ở trên lưng tuần lộc gần 6-7 ngày trời, băng qua đồi núi, sông hồ đóng băng, ngủ trên nền tuyết trong những chiếc yurts (lều dã chiến của người Tsataan) với những đêm nhiệt độ xuống đến – 35 độ C.

Địa điểm cuối cùng cách biên giới Nga khoảng 40 km, nơi những bộ lạc Tsataan cuối cùng còn đang lưu giữ nếp sinh hoạt du mục cổ xưa nhất của Mông Cổ sinh sống và thuần dưỡng những đàn tuần lộc trong môi trường tự nhiên hoang dã.

Địa điểm cuối cùng cách biên giới Nga khoảng 40 km, nơi những bộ lạc Tsataan cuối cùng còn đang lưu giữ nếp sinh hoạt du mục cổ xưa nhất của Mông Cổ sinh sống và thuần dưỡng những đàn tuần lộc trong môi trường tự nhiên hoang dã.

 Hành trình tuy vất vả nhưng rất vui. Những ngày ngủ trong lều với cái lạnh âm 30-40 độ C, những người trong đoàn không có thiết bị sưởi nào ngoài một cái lò than và những tấm da thú lót dưới lưng, nằm trên những lớp tuyết dày tới tận đầu gối, lạnh buốt cả chân tay nhưng mà rất vui.

Hành trình tuy vất vả nhưng rất vui. Những ngày ngủ trong lều với cái lạnh âm 30-40 độ C, những người trong đoàn không có thiết bị sưởi nào ngoài một cái lò than và những tấm da thú lót dưới lưng, nằm trên những lớp tuyết dày tới tận đầu gối, lạnh buốt cả chân tay nhưng mà rất vui.

Cả đoàn cùng nhau ngồi với bếp than trò chuyện ca hát nhảy múa cùng với người của bộ lạc Tsataan. Tất cả những thứ ấy đã làm tan đi cái lạnh và mệt mỏi của chuyến đi.

Cả đoàn cùng nhau ngồi với bếp than trò chuyện ca hát nhảy múa cùng với người của bộ lạc Tsataan. Tất cả những thứ ấy đã làm tan đi cái lạnh và mệt mỏi của chuyến đi.

Dù vậy, để thực hiện chuyến hành trình, bạn cần chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và cả chi phí không nhỏ. Chuyến đi 15 ngày với chi phí khoảng hơn 2.000 USD, bạn cần phải đối mặt với cái lạnh buốt giá tận xương, ăn uống cũng rất thiếu thốn, tạm bợ là những gì mang theo, không được tắm rửa, vệ sinh...

Dù vậy, để thực hiện chuyến hành trình, bạn cần chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và cả chi phí không nhỏ. Chuyến đi 15 ngày với chi phí khoảng hơn 2.000 USD, bạn cần phải đối mặt với cái lạnh buốt giá tận xương, ăn uống cũng rất thiếu thốn, tạm bợ là những gì mang theo, không được tắm rửa, vệ sinh…

15-ngay-di-tim-bo-lac-tuan-loc-o-mong-co-cua-nhom-du-khach-viet-ivivu-10 15-ngay-di-tim-bo-lac-tuan-loc-o-mong-co-cua-nhom-du-khach-viet-ivivu-11 15-ngay-di-tim-bo-lac-tuan-loc-o-mong-co-cua-nhom-du-khach-viet-ivivu-12 15-ngay-di-tim-bo-lac-tuan-loc-o-mong-co-cua-nhom-du-khach-viet-ivivu-13 15-ngay-di-tim-bo-lac-tuan-loc-o-mong-co-cua-nhom-du-khach-viet-ivivu-14

Lịch trình

Chuyến đi tìm bộ lạc người Tsataan sống cùng tuần lộc trong những cánh rừng taiga, làng Tsagaan Nuur, tỉnh Hogsgul, bắc Mông Cổ:

Ngày 3/3: Nhập nhóm và hội quân ở Ulaanbaatar, rà soát hành lý lần cuối, mua sắm thêm các thiết bị chuyên dùng cho du lịch ngoài trời.

Ngày 1 (4/3): Buổi sáng rời Ulaanbaatar lên đường đi Erdernet – thành phố đông dân thứ 3 của Mông Cổ và là thủ phủ của tỉnh Orkhon (420 km), nghỉ đêm tại Erdernet.

Ngày 2 (5/3): Rời Erdernet đi Murun – thành phố thủ phủ của tỉnh Hovsgul bắc Mông Cổ (480 km). Nghỉ đêm tại Murun.

Ngày 3 (6/3): Rời Murun đi lên làng Tsagaan Nuur (350 km), quãng đường offroad này mất khoảng 10-12 tiếng, đi ngang qua 2 ngôi làng Jigleg và Renchinlhumbe. Ngày này, chúng tôi phải lái xe qua những mặt hồ đóng băng và khám phá thung lũng xanh Darkhad. Đây là mảnh đất quê hương của người Darkhad và Dukha (tên gọi khác của bộ lạc Tsataan). Đến tối chúng tôi đến ngôi làng cuối cùng ở phía Bắc giáp biên giới Nga. Nghỉ đêm tại một nhà khách nhỏ trong làng.

Ngày 4 (7/3): Sau bữa sáng tiến hành xin giấy thông hành (luật bắt buộc) và tiến vào rừng Taiga. Khoảng 2-3 tiếng chúng tôi gặp hội nhóm với các hướng dẫn thuộc bộ lạc tuần lộc (từ thời điểm này là mua tour của chính người Tsataan bản xứ dẫn đường) và bắt đầu lên lưng tuần lộc tiến lên rừng Taiga. Sau 5-6 tiếng dựng lều nghỉ chân ở Hunher Taiga, tìm hiểu cuộc sống du mục vùng Siberian Taiga, sau đó các hướng dẫn đào tuyết và dựng các tebee (tên gọi khác: urts là lều đặc dụng hình chóp nón của người Mông Cổ phương bắc, khác với ger ở những vùng còn lại) để nghỉ qua đêm.

Ngày 5 (8/3): Sau bữa sáng hạ tebee và tiếp tục cưỡi lưng tuần lộc lên núi. Ngày này chúng tôi qua một số con sông và đèo ở trên núi với cao độ 2.800-3.000 m, điểm hạ lều kế tiếp ở gần Huren Taiga. Dựng tebee, khám khá những mõm đá cao vút dựng đứng và các dãy núi bao quanh trong vùng.

Ngày 6 (9/3): Dậy sớm, ăn sáng, hạ lều và tiếp tục cưỡi tuần lộc lên đường. Ngày này chúng tôi đến nơi có những cộng đồng người Tsataan nuôi dưỡng săn sóc những đàn tuần lộc của họ ngoài thiên nhiên hoang dã, khám phá cuộc sống nơi đây, lần theo dấu chân thú và huấn luyện chó săn của họ như thế nào. Dựng lều và nghỉ đêm tại đây.

Ngày 7 (10/3): Sau bữa sáng chúng tôi đi khám phá thiên nhiên vùng Tundra hoang sơ và các vùng lân cận nơi có rất nhiều các đàn tuần lộc sinh sống. Phần còn lại của ngày dành để nghỉ ngơi thư giãn hồi phục thể lực.

Ngày 8 (11/3): Sau bữa sáng, hạ lều và bắt đầu cưỡi tuần lộc xuống núi, chúng tôi đi lại cung đường cũ đã dùng để đi lên. Dựng lều nghỉ đêm dọc đường.

Ngày 9 (12/3): Sau bữa sáng, tiếp tục lên lưng tuần lộc xuống núi. Gần tối xuống đến nơi gặp các tài xế đoàn xe, lên đường lái xe về làng Tsagaan Nuur và nghỉ đêm ở đây.

Ngày 10 (13/3): Sau bữa sáng, khám phá các khu thánh địa nơi diễn ra các tập tục thờ cúng của người Shamans và khu di tích cổ Deer Stone (các bãi đá cổ này được phát hiện rải rác ở vùng Siberian và Mông Cổ). Nghỉ đêm ở đây.

Ngày 11 (14/3): Lên đường lái xe về lại Murun, nghỉ đêm ở Murun.

Ngày 12-13 (15-16/3): Lái xe vượt đại thảo nguyên về lại thủ đô Ulaanbaatar. Nghỉ đêm ở Erdernet.

Ngày 14-15 (17-18/3) về lại đến thủ đô Ulaanbaatar. Nghỉ qua đêm trong nhà khách và khám phá cuộc sống về đêm. Mua sắm ở các hàng quà vặt ở các chợ và mall (Các bạn có thể bỏ qua mấy ngày này mua vé về HCM trong ngày 17).

Sáng ngày 19 lên đường về lại TP HCM lúc 7h55 đến 19h tới nơi.

Tổng chi phí:

– Vé máy bay khứ hồi transit Hong Kong khoảng 900 USD.

– Phí thuê xe tự lái: mỗi người 30 USD một ngày (đoàn 12 người).

– Phí xăng dầu: 204 USD/người.

– Khách sạn: 32,5 USD/người/đêm (phòng twin 65 USD chia cho 2). 4 đêm (đi về ở Erdernet và Murun) = 130 USD.

– Phí thuê guide, cưỡi tuần lộc và các dịch vụ ăn uống ngủ nghỉ khác trên đường lên núi từ Murun –Tsataan-Murun: 100 USD/người/ngày x 10 ngày trên núi = 1.000 USD/người.

– Tổng chi phí: 2.017 USD/người (đã tính một số chi phí phát sinh).

Những thứ cần chuẩn bị:

Cách chuẩn bị quần áo cho chuyến đi vùng lạnh:

Mặc quần áo thành nhiều tầng nhiều lớp, đó là cách giúp giữ ấm cho các chuyến đi vùng lạnh, thay vì mặc một lớp áo dày.

1. Lớp sát người (Base Layer)

Lớp sát người phải ôm bó sát người như tên gọi của nó (nếu quá rộng khi cử động nhiệt sẽ bay mất và khí lạnh sẽ thay vào), phải có khả năng chuyển mồ hôi và hơi ẩm đi khỏi cơ thể khi chúng ta vận động, giữ lại nhiệt do cơ thể và từ các lớp áo bên ngoài tạo ra, cho bạn khô và ấm. Wool (dịch ra là len sợi nhỏ hay vải thun lạnh) và các chất liệu tổng hợp thay thế là thứ nên chọn. Tuyệt đối không chọn chất liệu cotton cho lớp base layer và đồ lót.

2. Lớp giữa (Middle Layer)

Lớp giữa thường dày hơn lớp sát người phải có tác dụng hấp thụ hơi ẩm cơ thể được chuyển ra bởi lớp sát người và tạo thành lớp cách nhiệt. Khi ở thời tiết cực lạnh, chúng ta sẽ cần mặc 2 lớp giữa như thế này hoặc một lớp mỏng đi kèm một lớp dày hơn. Chất liệu nên chọn cũng tương tự lớp đầu.

3. Lớp bên ngoài (Outter Layer)

Lớp bên ngoài này phải có khả năng cơ động cao với các khóa kéo cùng ống thở để điều chỉnh thân nhiệt dễ dàng và giảm thiểu sự mất nhiệt. Lớp bên ngoài này phải có khả năng chịu nước chịu gió cũng như giữ cái lạnh ở ngoài và hơi ấm tạo ra từ thân nhiệt cùng các lớp áo ở trong. Nó còn phải kết hợp với các lớp bên trong để chuyển hơi ẩm đi khỏi cơ thể (khả năng thở được), phải bảo vệ được các phần nhạy cảm với mất nhiệt của cơ thể như đầu, cổ họng, cổ tay, eo hông và mắt cá chân…

Ngoài ra chúng ta cần chuẩn bị :

– Khăn giấy khô – ướt : rất cần thiết vì 10 ngày trong rừng không tắm bạn sẽ cần nó để vệ sinh.

– Giày du lịch không thấm nước: Giày các bạn có thể qua trước một ngày để đi chợ bên đấy mua vì ở Việt Nam không bán giầy cao khi qua đấy tuyết rất dày sẽ gặp nhiều khó khăn.

– Áo khoác không thấm nước.

– Đồ ăn các loại (chà bông, chả lụa, bánh chưng, khô mực, tôm khô… nói chung đem được gì thì cứ đem vì 10 ngày, ăn một món sẽ rất ngán).

– Miếng dán nhiệt (các bạn nên mua loại to thôi đừng mua loại nhỏ dán chân vì loại to nóng lâu hơn và dùng nó dán chân cũng được, trung bình mỗi ngày 4 miếng).

– Tất và găng tay (loại dày có thể tìm thấy ở chợ Nga, găng tay có thể qua đó mua loại ngoài là da trong là lông cừu rất ấm).

Lưu ý: Tuyệt đối không nên dùng tất cotton, nó chỉ kết ẩm và không bao giờ khô, làm nhiễm lạnh.

BẠN CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ

Theo Nguyên Chi/Ngôi Sao

Đặt phòng khách sạn trực tuyến với giá tốt nhất tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...