Đấu trường La Mã nằm ở thủ đô Rome của Ý là một trong những kỳ quan lâu đời nhất trên thế giới. Công trình này đã đứng vững hàng nghìn năm minh chứng cho nền văn minh La Mã rực rỡ.
Đấu trường La Mã – Kỳ quan trường tồn của Italy
Công trình được xây dựng vào khoảng những năm 70, 72 và hoàn thành vào năm 80 sau Công nguyên. Cho đến thế kỷ thứ 6, một nhà thờ nhỏ đã được xây dựng bên trong. Đến thế kỷ 14, một trận động đất lớn đã làm sập bức tường bên ngoài.
Đến nay, sau gần 2000 năm tồn tại, trải qua bao biến cố, Đấu trường La Mã thay đổi ít nhiều và trở thành diện mạo như ngày nay. Nó hoàn toàn xứng với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của mình.
Công trình cổ đại khổng lồ
Công trình được thiết kế với hình elip lớn hoành tráng nhất trên thế giới. Đấu trường La Mã nằm trên khu đất bằng phẳng, giữa thung lũng bao quanh bởi những ngọn đồi trong thành phố. Đấu trường cao 48m, tương đương tòa nhà 10 tầng, dài 189m và rộng 156m. Người ta đã dùng đến 100.000m khối đá hoa cương để xây dựng. Lượng đá này đủ để xây 40 bể bơi kích thước chuẩn Olympic.
Để giữ những khối đá sát lại với nhau phải dùng những mối nối bằng sắt rất nặng. Có hơn 25.000m khối vữa và sỏi trộn thành bê tông. Sức chứa đấu trường lên đến 80.000 người, lớn hơn nhiều so với sân vận động bóng đá hiện đại.
Đấu trường cũng được thiết kế kiểu mái vòm bên trên với tổng cộng 80 cửa, trong đó 2 cửa dành cho hoàng đế, 2 cửa cho đấu sĩ và các cửa còn lại cho khán giả. Các chỗ ngồi trong đấu trường đều được đánh số và hiện đại rất giống với sân vận động bây giờ.
Trong khu của các đấu sĩ họ sẽ có nơi để luyện tập, sinh sống. Đấu trường lớn cũng có một đấu trường nhỏ với sức chứa 3000 người, là nơi diễn tập trước khi ra thi đấu.
Thiết kế bên trong đấu trường hoàn hảo đến mức người dân có thể thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp chỉ trong một vài phút.
Điểm nhấn của Đấu trường La Mã là khu Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm và đường hầm dưới lòng đất, nơi những đấu sĩ tôi luyện trước khi đối mặt với thử thách của mình. Mạng lưới ngầm này cũng dài đến 3km, cho thấy hệ thống cấp nước từ 2000 năm trước cũng rất phức tạp.
Trên khán đài tất cả đều phải ngồi quy củ theo danh phận và chức tước. Hàng ghế đầu tiên làm bằng đá hoa cương dành cho vua và quan chức cao cấp, tiếp đó 14 hàng ghế làm bằng đá sa thạch cho các kỵ sỹ. Các hàng tiếp theo được chia thành 3 khu, khu cho người giàu, người nghèo, khu ghế gỗ cho phụ nữ ở trên cùng.
Thời gian xây dựng nhanh chóng
Thời gian xây dựng Đấu trường La Mã nhanh chóng đến bất ngờ, chỉ diễn ra trong vòng 5 năm. Đấu trường được xây dựng từ những chiến lợi phẩm gửi về từ trận chiến giữa người La Mã và người Do Thái.
Nhiều cư dân Do Thái ở Jerusalem bị bắt làm nô lệ, ước tính có đến 60.000 đến 100.000 người đã được huy động để xây dựng đấu trường. Không chỉ sức người, người La Mã còn huy động sức của. Rất nhiều vàng bạc châu báu từ Jerusalem cũng được đưa về để xây dựng đấu trường này.
Từng là nơi tàn bạo
Trong quá khứ đấu trường từng là nơi dẫn đến địa ngục vì đã diễn ra các trận đấu tàn bạo, đẫm máu giữa người và người, giữa người và động vật. Đặc biệt có cả những nữ đấu sĩ tham gia thi đấu.
Ước tính có đến 500.000 người, 1 triệu động vật đã chết khi tham gia vào trò chơi bạo lực này. Điều này thật sự kinh hoàng với con người thời hiện đại và đối với những nền văn minh khác.
Có 9000 con vật đã bị giết trong ngày khai hội và có vô số những câu chuyện bi thương được kể lại với những tình tiết kinh hoàng, đẫm máu, rơi nước mắt. Người ta đồn rằng những câu chuyện kinh hoàng đến nỗi, nhiều năm sau vẫn còn vang vọng tiếng gào thét đau đớn trong phút giây giành giật sự sống và cả những tiếng hét thất thanh của con vật.
Đa số đấu sĩ xuất phát từ những người phạm tội, hoặc quá nghèo khó nên khao khát giành lấy vinh quang và của cải, một số đấu sĩ cũng xuất thân từ tầng lớp cao quý. Phần thưởng cho những người nghèo khó và tù nhân là được tự do, được khoản tiền lớn và được tung hô như những thần tượng.
Nếu thua quyền phán quyết sẽ thuộc vào người có quyền nhất tại cuộc đấu, sau này là thuộc về công chúng. Bị chặt đầu và thiêu sống là hình phạt rùng rợn phổ biến nhất. Ngoài ra đấu sĩ thua cuộc còn bị chết bởi những kiểu vô nhân đạo khác gây ra do chính đối thủ của mình.
Miễn phí vé vào xem trận đấu
Vào thời kỳ này, người dân được miễn phí vào xem các trận đấu trong Đấu trường La Mã. Đặc biệt nếu sự kiện kéo dài cả ngày, thì người La Mã được cung cấp thức ăn, nước uống miễn phí suốt thời gian đó.
Đấu trường La Mã ngày nay
Mặc dù chỉ còn chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu, nhưng đấu trường vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã. Đây cũng là kiểu mẫu của kiến trúc La Mã còn xót lại, kiệt tác nghệ thuật của nhân loại, báu vật trong kho tàng văn hóa lịch sử của con người.
Ngoài giá trị nghệ thuật, công trình này còn có giá trị lịch sử lớn lao, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh huy hoàng của La Mã cổ đại. Đấu trường La Mã chính là nơi bạn không thể bỏ qua khi du lịch đến Italy xinh đẹp. Hãy liên hệ iVIVU để nhận những ưu đãi tuyệt vời trong tour châu Âu cao cấp!
iVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR CHÂU ÂU HẤP DẪN Tour Châu Âu 11N10Đ: Trải Nghiệm Pháp – Thụy Sĩ – Ý
Theo iVIVU.com
Xem thêm các bài viết:
4 điểm đến nhất định phải khám phá ở Thụy Sĩ
Khám phá lâu đài Quinta da Regaleira giữa rừng ở Bồ Đào Nha
Công trình Procuratie Vecchie biểu tượng của Venice mở cửa sau 500 năm
Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com