Du lịch Trung Quốc: Nghe chuyện võ thuật ở Thiếu Lâm Tự huyền thoại

16:25 22/08/2022

“Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”, Thiếu Lâm Tự – ngôi chùa đã quá nổi tiếng trong các bộ phim, bộ truyện về võ thuật của Trung Quốc làm say mê biết bao thế hệ người Việt.

Du lịch Trung Quốc: Nghe chuyện võ thuật ở Thiếu Lâm Tự huyền thoại

Tổng quan về Thiếu Lâm Tự

Thiếu Lâm Tự là hình ảnh đại diện cho nền võ thuật Trung Hoa, là cơ sở của võ công của các môn phái khác được người Trung Quốc tự hào mang ra giới thiệu với thế giới. Trong mắt nhiều người võ thuật Thiếu Lâm vẫn được nhuốm vẻ huyền ảo, bí ẩn khó tìm lời giải.

Thiếu Lâm tự trong huyền thoại. Ảnh: thatsmags.com

Thiếu Lâm Tự trong huyền thoại. Ảnh: thatsmags

Hiện nay Trung Quốc có nhiều hơn 10 ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm. Tuy nhiên ngôi chùa Thiếu Lâm xuất hiện trong tiểu thuyết Kim Dung và các bộ phim là ngôi chùa Thiếu Lâm Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay.

Ảnh: vov

Ảnh: vov

Cách thủ đô Bắc Kinh chừng 600km, chùa được xây dựng trong khu rừng trên núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn. Dãy núi Tung Sơn thuộc năm dãy núi lớn nhất Trung Quốc, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà, phía Bắc sông Dương Tử.

Ảnh: vov

Ảnh: vov

Núi Thiếu Thất có phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, xung quanh núi được bao phủ bởi rừng cây thiết mộc, một loại cây có gỗ rắn chắc như sắt, bền bỉ và quý báu hiếm có dùng làm binh khí.

Đỉnh núi Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm trong huyền thoại. Theo ghi chép cổ xưa, đây là ngôi chùa xưa nhất Trung Quốc, được Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy cho xây dựng từ năm Thái Hòa thứ 19, năm 495 để làm nơi tu hành thuyết giảng cho nhà sư Bạt Đà, một vị thần tăng người Ấn Độ.

Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma

Tuy nhiên kungfu Thiếu Lâm lại gắn liền với tên tuổi của Đạt Ma sư tổ (Bồ Đề Đạt Ma), người được cho là tổ khai sơn của thiền tông Trung Hoa. Năm 1983, chùa được công nhận là tu viện Phật giáo quốc gia quan trọng, thu hút khách du lịch.

Ảnh: thekaratekidblog

Ảnh: thekaratekidblog

Ảnh: Tượng Bồ Đề Đạt Ma

Tượng Bồ Đề Đạt Ma. Ảnh: VOV

Chùa Thiếu Lâm cũng nổi tiếng với mối liên hệ giữa Phật giáo và võ thuật, là nơi đào tạo những bậc thầy võ thuật. Võ Thiếu Lâm được biết đến là “nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm”. Môn phái này cũng có nhiều bài quyền nổi tiếng: mai hoa quyền, ngũ hình quyền, trường quyền, la hán quyền.

Ba mươi hai năm sau khi xây dựng chùa, nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma đã đến đây sinh sống, là trụ trì đầu tiên của chùa. Từ đó trở đi ngôi chùa mở rộng danh tiếng, nhiều nhà sư đến đây tu hành hơn. Tương truyền trong thời gian ở Thiếu Lâm, thấy nhiều nhà sư thể trạng yếu đuối, Đạt Ma bắt đầu nghĩ cách tu rèn thân thể.

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Sau 9 năm ngồi thiền, Bồ Đề Đạt Ma đã tìm ra các yếu tố khác nhau và đúc kết vào trong sách Dịch cân kinh, Tẩy tùy kinh để rèn luyện khí công. Sau khi Đạt Ma viên tịch năm 536, các nhà sư đã tiếp tục luyện tập các phương pháp của ngài truyền lại.

Ảnh: Bức tường đá hình ảnh các môn võ trong chùa Thiếu Lâm

Bức tường đá hình ảnh các môn võ trong chùa Thiếu Lâm. Ảnh: VOV

Lịch sử huy hoàng của Thiếu Lâm Tự

Thực tế tiếng tăm của các võ sư Thiếu Lâm bắt đầu nổi tiếng vào thời nhà Đường. Lục tổ Huệ Năng đã đề ra chủ trương việc tu hành không thể tách khỏi đời sống thực. Kungfu Thiếu Lâm bắt nguồn từ những công việc, sinh hoạt hàng ngày của các tăng nhân. Rất nhiều chiêu thức trong công phu đều có gốc từ việc gánh nước, quét sân, bổ củi…

Kungfu Thiếu Lâm là nguồn gốc của nhiều môn võ khác nhau. Ảnh: getwallpapers.com

Kungfu Thiếu Lâm là nguồn gốc của nhiều môn võ khác nhau. Ảnh: getwallpapers

Thiếu Lâm Tự ngày nay

Hiện Thiếu Lâm Tự đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Chùa mở một phần diện tích cho khách tham quan với các công trình như Thiên Vương điện, Tàng kinh các, Thiên Phật điện… Giá vé vào chùa Thiếu Lâm khoảng 100 tệ, mỗi ngày có hàng ngàn du khách đến đây tham quan mang đến nguồn thu khổng lồ.

Có rất nhiều môn sinh trên toàn thế giới đến đây xin học võ. Ngôi làng dưới chân núi thậm chí đã trở thành lò luyện công phu đích thực. Nhiều võ đường cũng đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu của các môn sinh. Ước tính mỗi năm có đến 50 võ đường được mở, thu hút 5 vạn môn sinh theo học.

Ảnh: ermannosalvaterra.it

Ảnh: ermannosalvaterra.it

Thiếu- Lâm- Tự -Trung-Quốc-ivivu-4

Đại Hùng Bảo Điện

Đại Hùng Bảo Điện

Theo iVIVU.com

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn Trung Quốc giá ưu đãi tốt nhất tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...