Bảo tàng biệt động Sài Gòn – Chuyện về những chiến sĩ biệt động huyền thoại

09:51 21/03/2023

Bảo tàng biệt động Sài Gòn nằm ở số 145 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động, đến nay vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc cổ và trở thành địa điểm lịch sử sống động.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn – Chuyện về những chiến sĩ biệt động huyền thoại

Không gian bảo tàng. Ảnh: Jeremy Shengchun Lin.

Không gian bảo tàng. Ảnh: Jeremy Shengchun Lin.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn có diện tích hơn 100 mét vuông, trưng bày hơn 100 hiện vật của những người lính biệt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các đồ vật như bàn, ghế, tủ… trong ngôi nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống nguyên trạng.

Ảnh: Thắng Nguyễn.

Ảnh: Thắng Nguyễn.

Máy ảnh cổ. Ảnh: VnExpress.

Máy ảnh cổ. Ảnh: Vnexpress.

Để lên được bảo tàng, du khách phải đi qua một chiếc thang máy cổ. Chiếc thang máy này có từ khi căn nhà được xây dựng vào năm 1963. Cửa thang máy và các bức tường bên trong thang đều chạm khắc tỉ mỉ bằng nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo đẹp mắt.

Ảnh: Mauricio Castro.

Ảnh: Mauricio Castro.

Hầm bí mật. Ảnh: VnExpress.

Hầm bí mật. Ảnh: Vnexpress.

Bảo tàng hiện trưng bày chiếc xe đạp Solex đã được sử dụng bởi nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ, còn được biết đến với biệt danh “Cô Ba biệt động”. Chiếc xe đạp này đã được sử dụng để chuyển tài liệu và thông tin cho lực lượng kháng chiến trong thời kỳ đấu tranh ác liệt của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Hiện nay, chiếc xe được trưng bày ở một góc trang trọng.

Ảnh: VnExpress.

Ảnh: Vnexpress.

Các kỷ vật của bảo tàng được trưng bày cẩn thận, nhưng không đóng khung kính hay rào chắn, khách tham quan có thể chạm tay vào để tìm hiểu và cảm nhận rõ hơn về một lực lượng huyền thoại trong quá khứ.

Thang máy cổ. Ảnh: VnExpress.

Thang máy cổ. Ảnh: Vnexpress.

Tiếp nối truyền thống gia đình, Trần Trọng Nghĩa (cháu nội của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai) đã mở chuỗi cà phê tại các di tích bảo tàng biệt động Sài Gòn, để du khách vừa tham quan nghiên cứu học tập, vừa thưởng thức phong vị ẩm thực Sài Gòn xưa nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến các kỷ vật trong bảo tàng.

Ảnh: Báo Tin tức.

Ảnh: Báo Tin tức.

Ăn cơm tấm, uống cà phê trong bảo tàng.

Ăn cơm tấm, uống cà phê trong bảo tàng.

Du khách tham quan sẽ trải nghiệm bảo tàng biệt động Sài Gòn qua những không gian cổ kính xen lẫn chút hiện đại bằng việc đưa các ứng dụng các công nghệ thông minh, công nghệ thực tế ảo để tìm hiểu về lịch sử của lực lượng biệt động.

Bảng điện tử thông minh. Ảnh: Báo Tin tức.

Bảng điện tử thông minh. Ảnh: Báo Tin tức.

Ảnh: Thang Nguyen.

Ảnh: Thang Nguyen.

Ở đây còn có khán phòng lớn để du khách ngồi xem về các thước phim về lực lượng biệt động Sài Gòn, Sài Gòn 300 năm, màn hình chạm để tìm hiểu thông tin về biệt động Sài Gòn, phòng thưởng trà với bộ salon thùng cổ với công nghệ mapping hay ngồi xem các trận đánh của biệt động Sài Gòn qua công nghệ VR.

Máy in. Ảnh: Marvin Cabreros.

Máy in. Ảnh: Marvin Cabreros.

Máy đánh chữ. Ảnh: Báo Tin tức.

Máy đánh chữ. Ảnh: Báo Tin tức.

Trong bối cảnh bảo tàng thông minh đang trở thành xu thế, thì đây là cách mà bảo tàng biệt động Sài Gòn muốn thu hút giới trẻ đến tham quan, từ đó lịch sử sẽ được tìm hiểu một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, bảo tàng vẫn đang tiếp nhận những hiện vật lịch sử và công nghệ thông minh vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện để mang đến những trải nghiệm thú vị hơn nữa.

Chiếc xe đạp Rolex. Ảnh: VnExpress.

Chiếc xe đạp Rolex. Ảnh: Vnexpress.

Màn hình chiếu các phim xưa. Ảnh: Báo Tin tức.

Màn hình chiếu các phim xưa. Ảnh: Báo Tin tức.

Hướng dẫn đặt tour Sài Gòn hấp dẫn:

– Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem lịch trình tour chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn Sài Gòn giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...