Thích Ca Phật Đài – Điểm tham quan tôn giáo nổi tiếng ở Vũng Tàu

10:31 10/03/2023

Với kiến trúc độc đáo, Thích Ca Phật Đài là quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng. Đây là điểm đến thu hút nhiều du khách tham quan tìm hiểu về tôn giáo, khám phá vẻ đẹp của kiến trúc và thiên nhiên thành phố biển.

Thích Ca Phật Đài – Điểm tham quan tôn giáo nổi tiếng ở Vũng Tàu

Thích Ca Phật Đài. Ảnh:  Báo Tri thức & Cuộc sống.

Thích Ca Phật Đài. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Nằm trên sườn phía Bắc của Núi Lớn, tiền thân của Thích Ca Phật Đài là ngôi chùa Thiền Lâm hoang vu và khiêm tốn nằm trên núi. Đến năm 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã tổ chức trùng tu ngôi chùa và xây cất Thích Ca Phật Đài. Sau hơn một năm xây dựng, quần thể được khánh thành.

Ảnh: James Huang.

Ảnh: James Huang.

Ảnh: @_zi_._zi_

Ảnh: @_zi_._zi_.

Vẻ đẹp của quần thể Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên ngôi chùa như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 mét đến 29 mét so với mực nước biển.

Tượng voi chầu Đức Phật. Ảnh: @igminhnghiem

Tượng voi chầu Đức Phật. Ảnh: @igminhnghiem.

Thiền Lâm Tự. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Thiền Lâm Tự. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Thích Ca Phật Đài là công trình nổi bật nhất của cả cụm kiến trúc, còn có tên là tượng Kim Thân Phật Tổ, là bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo đang ngồi tọa thiền do nhà điêu khắc, kiến trúc sư Nguyễn Lân đúc, tọa lạc trước cội bồ đề trồng ngày 2 tháng 11 năm 1960.

Tượng Đức Phật thành đạo. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Tượng Đức Phật thành đạo. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Ảnh: @igminhnghiem

Ảnh: @igminhnghiem.

Phần bệ tượng cao 7m, có bình đồ hình bát giác. Phần tượng Phật ngồi cao 6m, gồm 3 phần riêng biệt gồm tòa sen với đường kính 4m, thân tượng và đầu tượng. Ban đầu, tượng được phác thảo bằng đất sét cao 40 cm, với 20 phiên bản khác nhau. Phiên bản cuối cùng được chọn thể hiện Đức Phật đắp y kiểu Colombo, tư thế ngồi kiết già, hai bàn tay đặt ngửa bắt ấn tam muội.

Ảnh: @shailesh_tel

Ảnh: @shailesh_tel.

Tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Công trình đáng chú ý khác là bảo tháp Xá lợi Phật hình bát giác cao 17 mét, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật do Hòa Thượng Narada người Sri Lanka cúng dường. Bốn góc bảo tháp đặt bốn cái đỉnh, trong có chứa đất mang về từ bốn Thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ là vườn Lâm-tỳ-ni, nơi đức Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật chuyển pháp luân và rừng Sala Song Thọ, nơi đức Phật nhập Niết bàn.

Ảnh: @shailesh_tel

Ảnh: @shailesh_tel.

Bảo tháp Xá lợi Phật. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Bảo tháp Xá lợi Phật. Ảnh: Báo Tri thức & Cuộc sống.

Nhà Bát giác. Ảnh: Hiếu Nguyễn.

Nhà Bát giác. Ảnh: Hiếu Nguyễn.

Nằm cách bảo tháp Xá lợi Phật không xa có nhà Bát giác, là một công trình có tượng Đức Phật chuyển pháp luân ngồi trên toà sen. Bên trong nhà Bát giác có bàn thờ với tượng 5 anh em Kiều Trần Như ngồi nghe thuyết pháp tại vườn Lộc Giả Isipatana.

Ảnh: @shailesh_tel

Ảnh: @shailesh_tel.

Tượng Phật đản sinh. Ảnh: Duy An Nguyễn Thị.

Tượng Phật đản sinh. Ảnh: Duy An Nguyễn Thị.

Ngoài ra còn có tượng Phật nhập Niết bàn quay về hướng Tây, cao 2,4m, dài 12,2m, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay; tượng Đức Phật đản sinh; quần thể tượng voi, khỉ trắng dâng hoa quả đào tiên cho Đức Phật…

Ảnh: @shawolmeu.

Ảnh: @shawolmeu.

Ảnh: @shawolmeu.

Ảnh: @shawolmeu.

Hướng dẫn đặt tour Vũng Tàu hấp dẫn:

– Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.

– Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Vũng Tàu giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...