Du lịch Lào: Cẩm nang từ A đến Z ( Update thông tin mới nhất 2024)

18:15 25/03/2024

Lào – Đất nước xinh đẹp, nơi được mệnh danh là vùng đất Triệu Voi gây ấn tượng du khách với không gian bình yên, mê hoặc, những ngôi chùa tôn nghiêm, những pho tượng Phật nhiều hình dáng độc đáo và cả nụ cười thân thiện, hiếu khách của người dân nơi đây.

Xem thêm: Du lịch Lào

Với những nét văn hóa đặc sắc, những ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt, những món ăn ngon phù hợp với khẩu vị Việt Nam. Du lịch Lào đang là một điểm đến được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá của mình.

TỔNG QUAN DU LỊCH LÀO

Kinh nghiệm du lịch Lào tự túc chi tiết A-Z

Lào còn được gọi là đất nước Triệu Voi hay Vạn Tượng với tổng diện tích 236.800 km2, thủ đô là Viêng Chăn. Lào có 17 tỉnh và thành phố trực thuộc. Trong đó, có 10 tỉnh chung đường biên giới với Việt Nam với chiều dài 2067 km. Du lịch Lào có nhiều công trình lịch sử văn hoá, có thiên nhiên tươi đẹp, có nhiều cảnh quan kỳ thú như That Luong (Viêng Chăn), cố đô Luang Prabang (di sản văn hoá thế giới), Wat Xieng Thong (Luông pha băng), núi Phou Si, Cánh Đồng Chum huyền bí (Xiêng Khoảng), thác Kuang Si,… Nhưng trong đó nổi bật nhất là Tháp That Luang (Thạt Luổng) và cố đô Luang Prabang, cả hai đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH LÀO

du-lich-lao-ivivu

Khí hậu của Lào là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đây cũng có thể được coi là thời điểm tốt nhất để du lịch Lào. Vào khoảng thời gian này, nhiệt độ trung bình khoảng 15-30 độ C.

cam-nang-du-lich-lao-ivivu-1

DI CHUYỂN: PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN LÀO

Di chuyển bằng hàng không

Các chuyến bay từ Việt Nam đi Lào sẽ hạ cánh tại những sân bay:

  • Sân bay quốc tế Vientiane (VTE) – là sân bay lớn nhất của Lào, nằm ở thủ đô Vientiane. Đây là điểm đến phổ biến cho du khách đến Lào, với nhiều chuyến bay từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.
  • Sân bay quốc tế Luang Prabang (LPQ) – nằm ở thành phố Luang Prabang, một điểm đến du lịch nổi tiếng. Sân bay này được khai thác bởi các hãng hàng không quốc tế và trong nước, và được kết nối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.
  • Sân bay quốc tế Pakse (PKZ) – nằm ở thành phố Pakse, tỉnh Champasak của Lào.

Thời gian bay, lịch trình, giá vé máy bay đi Lào sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và hãng hàng không. Hãy tham khảo thông tin chi tiết tại đây:

Vé máy bay khứ hồi chặng Hồ Chí Minh đi Lào. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Hồ Chí Minh đi Lào. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội đi Lào. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội đi Lào. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Đà Nẵng đi Lào. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Đà Nẵng đi Lào. Ảnh: iVIVU

Những lưu ý khi đặt vé máy bay đi Lào

  • Chọn hãng hàng không đáng tin cậy: Đảm bảo chọn các hãng hàng không có uy tín. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề không mong muốn như mất hành lý hoặc trễ chuyến bay.
  • Chọn thời điểm phù hợp: Để tìm được giá vé rẻ và tiết kiệm chi phí cho chuyến đi của mình. Bạn nên đặt vé vào thời gian thấp điểm hoặc vào các ngày trong tuần thay vì ngày cuối tuần hoặc các ngày lễ, Tết.
  • Đặt vé trước: Để đảm bảo có vé giá tốt, bạn nên đặt vé máy bay đi Lào trước ít nhất là 2-3 tháng.
  • Kiểm tra thông tin vé: Sau khi đặt vé, bạn nên kiểm tra thông tin trên vé để đảm bảo không có sai sót về ngày giờ bay, tên hành khách, số hành lý…
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Khi đi du lịch Lào, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như hộ chiếu, thị thực (nếu có), giấy khai sinh (đối với trẻ em)… để đảm bảo không gặp phải trở ngại khi nhập cảnh vào Lào.
  • Tìm hiểu về điểm đến: Trước khi đi, bạn nên tìm hiểu một ít thông tin về điểm đến như thời tiết, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương để chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của mình.

Lưu ý: Công dân Việt Nam đi du lịch hoặc thăm thân ở Lào trong thời gian tối đa 30 ngày không cần thị thực. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch du lịch, công tác hay học tập ở Lào trong thời gian dài hơn 30 ngày, bạn cần phải xin thị thực phù hợp với mục đích trước khi nhập cảnh.

Di chuyển bằng xe khách

Từ Sài Gòn

Bạn có thể di chuyển bằng nhà xe Việt Lào. Xe có dịch vụ xe ghế nằm 41 chổ ổn định với các tiện nghi đi kèm như khăn lạnh, nước uống, máy lạnh, TV… Hiện tại Việt Lào có tuyến di chuyển mỗi ngày vào tối giúp khách có thể tiết kiệm thời gian cho công việc của mình.

Địa chỉ VP Hồ Chí Minh: Số 30, Đường D1, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ VP Champasack: Vp Pakse tại bến xe Pakse

Địa chỉ VP Vientiane: Viêng Chăn tại bến xe Km9

Từ Hà Nội

Một số nhà xe khách tại Hà Nội đi Viêng Chăn (Lào) bạn có thể tham khảo.

Những nhà xe Hà Nội đi Viên Chăn (Lào)

Những nhà xe Hà Nội đi Viêng Chăn (Lào)

Di chuyển bằng xe bus

Từ Việt Nam bạn có thể di chuyển bằng xe bus để qua Lào. Cùng iVIVU tham khảo những tuyến xe sau đây nhé:

Từ Đà Nẵng

ĐN-L

Bảng thông tin vé xe bus tuyến Đà Nẵng đi Pakse. Ảnh: vietcaretravel

ĐN-LL

Bảng thông tin vé xe bus tuyến Đà Nẵng đi Sanavankhet (Lào). Ảnh: vietcaretravel

Tuyến Đà Nẵng đi Viên Chăn (Lào)

Tuyến Đà Nẵng đi Viên Chăn (Lào). Ảnh: vietcaretravel

 

Từ Hà Nội

BẢNG GIÁ VÉ/ LỊCH TRÌNH XE BUS XUYÊN VIỆT HÀ NỘI – LÀO – VIENTIANE / LUANG PRABANG

BẢNG GIÁ VÉ/ LỊCH TRÌNH XE BUS XUYÊN VIỆT HÀ NỘI – LÀO – VIENTIANE / LUANG PRABANG

Mẹo để tiết kiệm tiền và thời gian di chuyển tại Lào

• Ở Lào phương tiện di chuyển chủ yếu là xe tuk tuk và xe pickup. Bạn phải chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình.

• Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau.

• Nếu bạn đi đông người thì yêu cầu họ giảm giá. Ngoài ra bạn có thể thuê xe đạp để đi tham quan.

• Nên đi chung xe tuk tuk với các du khách khác để tiết kiệm.

• Mua vé xe pickup trước một ngày và không nên mua khứ hồi. Đến bất kỳ điểm du lịch nào nên hỏi về tuyến xe đến địa danh tiếp theo trước khi tham quan.

• Thuê du học sinh Việt làm hướng dẫn viên du lịch.

du-lich-lao-ivivu1

Tiền tệ

du-lich-lao-ivivu2

• Người Lào khá hiền lành và dễ tính. Ở các địa điểm du lịch họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kip (Lào), Baht ( Thái), USD (Mỹ). Thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống bạn dễ dàng tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt.

• Ở Hà Nội, bạn có thể đổi tiền Kip ở ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào – Việt trên phố Hà Trung. Bạn có thể mang theo USD hay tiền Việt để đổi ở cửa khẩu, tỷ giá cũng không chênh lệch lắm.

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI LÀO

1. Thủ đô Viên Chăn (Vientiane)

Thủ đô vương quốc Lào với những di tích lịch sử độc đáo có sức lôi cuốn kỳ lạ với du khách thập phương. Nếu đã đến Viên Chăn, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội được tham quan những địa danh độc đáo ở đây. iVIVU.com mách bạn những nơi nổi tiếng nhất:

Khải Hoàn Môn Patuxay

du-lich-lao-ivivu3

Nổi bật trên đại lộ Lane Xang là Khải Hoàn Môn Patuxay. Trước kia gọi là Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh). Khải Hoàn Môn nằm giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris. Nhưng phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn.

Ảnh: @ayaka_ichihara

Ảnh: @ayaka_ichihara

Pha That Luang

Đền Pha That Luang tại Vientiane | Expedia

du-lich-lao-ivivu6

Cuối đường Lane Xang là That Luang – di sản văn hóa thế giới. Biểu tượng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào. Được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo được xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13, mặt ngoài được dát vàng. That Luang chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở Lào. Hàng năm ở đây vào trung tuần tháng 11 đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là lễ hội That Luang.

Ảnh: @kaia_ruan

Ảnh: @kaia_ruan

Vườn tượng Phật

du-lich-lao-ivivu9

Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. Tại đây có hơn 200 bức tượng Phật giáo và các nhân vật trong Hindu giáo làm bằng bê tông. Nổi bật với bức tượng Phật khổng lồ đang chống tay dài 40m. Ngoài ra còn các bức tượng mang hình ảnh con người, thần linh, động vật và ác quỷ. Bạn có thể đi vào bên trong công trình mang hình dáng quả bí ngô khổng lồ thông qua một chiếc mồm quỷ cao gần 3m và trèo cầu thang lên tham quan từng tầng tượng trưng cho Địa ngục, Trần gian và Thiên đường.

du-lich-lao-ivivu11

Talat Sao – chợ buổi sáng sớm

du-lich-lao-ivivu12

Tọa lạc tại góc đường phía Đông giao giữa đường Lane Xang và Khu Vieng, khu vực chính ở thủ đô Viên Chăn. Ngôi chợ ngày mở cửa từ 7h00 sáng đến 16h00 chiều. Đây là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua sắm tại thủ đô nước Lào. Trong chợ có rất nhiều cửa hiệu nhỏ, nhà hàng, các quầy trái cây và rau, quầy trang sức, lụa, đồ thủ công mỹ nghệ, dụng cụ âm nhạc, đồ điện tử, đồ gia dụng… Talat Sao là nơi quy tụ hàng hóa mang bản sắc Lào do đó bản sẽ dễ dàng tìm mua được vài món đồ ưng ý về để làm quà cho người thân.

du-lich-lao-ivivu13

Local fresh morning market located in Luang Prabang, Laos

Chùa (Wat) Phra Keo

Chùa Phra Keo – Wikipedia tiếng Việt

Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật”. Bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm đều dát bằng vàng, bạc, ngọc thạch lung linh sắc màu. Chùa Phra Keo không chỉ thờ tượng Phật. Mà đây còn là một bảo tàng trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. Ở Viên Chăn, Wat Phra Keo là ngôi chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ sau That Luang.

Ảnh: @lcdams

Ảnh: @lcdams

Wat Sisaket

du-lich-lao-ivivu16

Toạ lạc trên đường Sethathirath, gần đại lộ Lane Xang. Wat Sisaket là ngôi chùa được giữ nguyên bản từ khi xây dựng năm 1818 bởi vua Chao Anou theo kiến trúc Phật giáo Xiêm. Wat Sisaket gây ấn tượng bởi những hành lang với các bức tường được trang trí bằng hơn 2000 hình ảnh đức Phật bằng đồng, gỗ quý, gốm sứ, mạ vàng và bạc. Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm.

du-lich-lao-ivivu17

du-lich-lao-ivivu18

Wat Ong Teu

Hành trình mới nhất đi Wat Ong Teu trong tháng chín (cập nhật năm 2023), đánh giá về Wat Ong Teu, địa chỉ và giờ mở cửa của Wat Ong Teu, điểm

Cũng nằm trên đường Setthathilath, chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn. Cái tên Vat Ong Teu có nghĩa là ngôi Chùa Tượng Lớn. Trong khuôn viên chùa có trường Phật giáo Sangha nơi các nhà sư từ khắp Lào thường xuyên về đây để học tập về đạo Phật.

du-lich-lao-ivivu20

Ảnh: @4quejaytee

Ảnh: @4quejaytee

Wat Si Muang

du-lich-lao-ivivu25

du-lich-lao-ivivu24

Wat Si Muang nằm ở giữa đường Setthathilath và Samsenthai. Là ngôi chùa thể hiện rõ nhất sự kết hợp của đức tin Phật giáo và tín ngưỡng nguyên thủy của Lào. Nếu đến Viên Chăn bạn có thể đến đây để làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may, theo phong tục truyền thống của Lào.

du-lich-lao-ivivu23

2. Xieng Khuang

Xieng Khuang và bí ẩn của cánh đồng chum là lí do mà du khách khắp nơi trên thế giới muốn một lần được đến đây để khám phá. Xieng Khuang còn hấp dẫn khách du lịch bốn phương bởi những cảnh quang hoang sơ, thiên nhiên trong lành, nguyên thủy.

Cánh đồng Chum

du-lich-lao-ivivu27

Cánh đồng Chum là khu vực văn hóa lịch sử nổi tiếng mà bất kỳ một ai khi đến Lào cũng đều muốn ghé thăm. Nằm ở gần thành phố Khăm Muộn, trên cao nguyên Xieng Khuang, nơi đây có hàng ngàn chum bằng đá nằm rãi rác dọc theo cả cánh đồng. Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, và xung quanh nó không ít những câu chuyện huyền thoại bí ẩn mà chưa một lời giải thích nào làm thỏa mãn những người tò mò. Một lý do nữa khiến cánh đồng chum trở nên nổi tiếng là nơi đây từng là chiến trường khốc liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của ba nước Đông Dương mà vết tích sót lại đến bây giờ cũng khiến không ít người ngỡ ngàng.

3.Savanakhet

Được ví như là Sài Gòn của Việt Nam, vì sự phát triển và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế. Savanakhet cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn với những địa danh lịch sử nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua.

That Ing Hang Stupa

du-lich-lao-ivivu28

Nằm cách trung tâm Savanakhet 15km theo hướng Đông Bắc. Được xem là điểm hành hương thứ 2 sau Wat Phu – Champasak tại miền Nam nước Lào. That Ing Hang được trùng tu, mở rộng thành một quần thể bề thế vào năm 1548, cùng thời điểm với That Luang. Mỗi năm đều có một lễ hội được tổ chức rầm rộ suốt 3 ngày trăng tròn tháng Giêng lịch Lào. That Ing Hang là một thắng cảnh, một địa điểm du lich nổi tiếng. Hằng ngày có rất nhiều du khách hành hương về đây. Tại đây du khách có thể xem xăm, được nhà sư tụng kinh và cột chỉ cầu phúc may mắn, chúc phúc cho hành trình của mình.

Đền Wat Xayaphoum

du-lich-lao-ivivu29

Ở Savanakhet không có nhiều thắng tích lừng danh như ở thủ đô Viên Chăn hay cố đô Luang Prabang. Nhưng Wat Xayaphoum là một ngoại lệ. Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet, ven dòng sông nổi tiếng Mekong. Được sung tạo từ năm 1542, với một tăng đoàn hơn 200 vị, Wat Xayaphoum nổi danh khắp xứ là trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đệ nhị cấp. Ngày nay nơi đây trở thành một cảnh quan du lịch nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đến Savanakhet cũng đều muốn ghé thăm.

Nhà đá Heuan Hinh

Hành trình đến Lào, chuyến hành hương về miền đất Phật thiêng liêng

Một di tích cổ vật có giá trị và hiếm hoi nhất của đất nước Lào, cách Savanakhet 65km xuôi theo hướng Nam. Heuan Hinh là một ngôi nhà hoàn toàn được dựng bằng đá nguyên khối sắp chồng lên nhau chẳng khác gì kiến trúc của một ngôi chùa. Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền Angkor. Mặc dù nằm ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh. Nhưng không phải vì thế mà nơi đây không thu hút du khách viếng thăm. Heuan Hinh hấp dẫn khách du khách bốn phương, những người thích khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.

4. Luang Prabang

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cố đô Luang Prabang thanh bình, gần gũi và thân thiện mà đối với mỗi người dân Lào.

Đền Wat Xieng Thong

du-lich-lao-ivivu32

du-lich-lao-ivivu33

Tọa lạc gần ngã ba sông Mekong và dòng Nậm Khan. Wat Xieng Thong là ngôi chùa đẹp nhất, cổ nhất và quan trọng nhất trong số 65 ngôi chùa lớn ở Luang Prabang. Lối kiến trúc đặc thù Lào với mái cong vút kéo dài xuống gần mặt đất. Nội thất là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Nơi đây có rất nhiều bức tượng Phật lớn, là nơi hành lễ của hoàng gia và các chức sắc Phật giáo. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mekong thổi về mát rượi từng cơn. Từ trên chùa, du khách tha hồ phóng tầm mắt bao quát cả cố đô thơ mộng, chìm trong màu xanh của cây lá.

Ảnh: @journeymike_

Ảnh: @journeymike_

Thác Kuang Si

Ảnh: @tomastabery

Ảnh: @tomastabery

Ảnh: @tomastabery

Ảnh: @tomastabery

Kuang Si là một quần thể gồm ba thác. Trong đó thác chính cao chừng 60m với dòng nước đổ xuống từ trên cao làm nổi bọt trắng xóa, tung bụi nước mịt mù tạo nên một khung cảnh thật ấn tượng. Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất của đất nước Triệu Voi. Do vậy tới đây du khách không chỉ được thăm thú núi rừng. Mà còn được thỏa sức leo trèo và tắm thác, tắm hồ. Giữa không khí trong lành của Kuang Si, du khách còn nghe được tiếng chim hót hòa cùng tiếng thác đổ hòa quyện vào nhau. Như một bản hòa thanh tuyệt diệu làm cho tinh thần cũng thêm phần phấn chấn.

Ảnh: @anniesbucketlist

Ảnh: @anniesbucketlist

Bảo tàng Royal Palace

du-lich-lao-ivivu39

du-lich-lao-ivivu38

Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa. Mang dấu ấn kiến trúc Pháp hiện đại và tinh tế, bảo tàng Royal Palace là nơi lưu giữ bức tượng Phật Prabang, được coi như báu vật trấn quốc. Cảnh quan tươi đẹp với hai hàng cây thốt nốt cao vút tuyệt đẹp dẫn lối vào. Khu vườn Thượng uyển xinh xắn với những cây lạ, hoa quý, hồ nước long lanh, chim lượn vòng, bướm dập dờn… Phía bên phải là tượng vua Sisavang Vong bằng đồng uy nghi trầm mặc, bên trái là mái chùa lộng lẫy, thềm lót đá cẩm thạch trắng, mát lạnh giữa nắng trưa.

Đền Wat Wisunarat

du-lich-lao-ivivu42

du-lich-lao-ivivu43

Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới. Wat Wisunarat được xây dựng vào năm 1513, được trùng tu và xây dựng lại vào khoảng những năm 1896 – 1898. Nằm trên con đường mang tên chính ngôi chùa trong trung tâm thành phố, Wat Wisunarat có một khuôn viên rộng lớn, xanh cỏ, hai mặt giáp phố chính. Trước chùa là một mộ tháp uy nghi cao tới 34,5m, Tha Pathum được xây dựng từ 1503. Chùa có kiến trúc đơn giản, không qua cầu kỳ ngoại trừ mái tôn có nhiều chi tiết trang trí tạo cho Wat Wisunarat một vẻ đẹp giản dị và bình thản.

du-lich-lao-ivivu40

Núi Phou Si

du-lich-lao-ivivu44

Là điểm cao nhất ở Luang Prabang. Núi Phou Si là nơi lý tưởng để du khách phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh cố đô yên bình thơ mộng bên dòng sông Mekong. Để chinh phục được đỉnh Phou Si, du khách phải vượt qua 329 bậc thang xây bằng gạch đỏ. Mỗi bậc thang có độ rộng và thấp vừa phải, giữa đoạn đường lên núi lại có chỗ dừng chân nghỉ ngơi, thế nên du khách có thể đi đến ngọn núi mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Thăm chùa Wat Chom Si trên đỉnh đồi

Thăm chùa Wat Chom Si trên đỉnh đồi

5. Champasak

Nằm ở vị trí chiến lược kinh tế, có một lịch sử hùng mạnh, Champasak không có lí do gì để không trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Và thực tế là ở đây vừa có những kỳ quan được tạo nên từ lịch sử, vừa có những danh lam thắng cảnh được tạo hóa ban tặng.

Pakse

Là cố đô của Vương quốc Champasak, thị xã Pakse ngày nay là thủ phủ của tỉnh Champasak. Đồng thời là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của cả 4 tỉnh Nam Lào. Với vị trí thuận lợi, Pakse là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia, từ Trung Lào xuống và đi sang phía Đông. Đến Pakse, du khách có thể bách bộ dọc các con đường trong thành phố để khám phá nhiều thứ. Các ngôi chùa có kiến trúc mái uốn lượn, một màu thếp vàng rực rỡ dưới ánh nắng. Mỗi buổi sáng, các tăng sĩ xếp hàng dài đi khất thực dọc các con đường chính.

Wat Phu

du-lich-lao-ivivu49

Công trình văn hóa tiêu biểu nhất của Champasak là ngôi đền thiêng kỳ vĩ Wat Phu – Di sản văn hóa thế giới. Cách Pakse khoảng 40km về phía Nam, dọc theo bờ sông Mekong, Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc. Được xây dựng qua nhiều thế kỷ và từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 đây được xem là một trong những đền thiêng nhất của các vương triều xưa trên vùng đất này. Wat Phu mang phong cách kiến trúc Hindu giáo, thờ thần Shiva và lối kiến trúc này được xem là gần gũi với Di sản văn hóa thế giới Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia.

du-lich-lao-ivivu50

Thác Khone Phapheng

Ảnh: @slurmmc

Ảnh: @slurmmc

Được mệnh danh là Niagara của châu Á, thác Khone Phapheng lớn nhất vùng Đông Nam Á. Có chiều dài 12km và luôn luôn có một lượng nước khổng lồ chứa đầy phù sa chảy qua trên một bề mặt rộng lớn nhiều mỏm đá lởm chởm khi chảy xuống. Khone Phapheng còn thu hút du khách bởi đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Á mà người ta có thể chiêm ngưỡng những con cá heo mỏ. Đến đây, du khách có thể ngồi nhìn người dân địa phương bắt cá, hoặc thuê xuồng đi đánh cá heo nước ngọt giỡn sóng hay thả mình tự do trên những phiến đá ven bờ lắng nghe tiếng thác đổ rầm rầm vang ngân.

Ảnh: @maymay_savan

Ảnh: @maymay_savan

ẨM THỰC LÀO

Xôi Lào

du-lich-lao-ivivu55

Xôi Lào là món ăn hàng ngày của người Lào. Được làm từ loại nếp trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt. Xôi thường được ăn với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy món ăn phổ biến này tại bất kỳ quán ăn, nhà hàng nào ở Lào.

Lạp Lào

du-lich-lao-ivivu56

Lạp là món ăn phổ biến tại tất cả các vùng miền của Lào. Nguyên liệu làm món ăn này có thể dùng thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng, thính nếp. Sau khi trộn đều, món lạp sẽ ăn kèm rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa.

du-lich-lao-ivivu57

Gà nướng Savanakhet

Ảnh: @vietnamnet

Ảnh: @vietnamnet

Đây là loại gà được dùng để nướng là giống gà quê thả rông nên thịt thơm, ngon, săn chắc. Gà sau khi làm sạch được kẹp vào que tre, đặt trên than hồng nướng tới lúc chín.

Khausoy

du-lich-lao-ivivu60

Đây là món ăn nổi tiếng ở Luang Prabang nhìn bên ngoài tương tự phở. Nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này. Được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại.

Khám phá ẩm thực Lào qua những món ăn ngon nổi tiếng - Văn Hóa Ẩm Thực

Tóp mỡ cuộn rau sống

Tóp mỡ cuộn rau sống là một món ăn khá độc đáo tại Lào. Tóp mỡ được rán giòn bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”.

Phở Lào

Ảnh: @Ảnh: jennerous_eats

Ảnh: @jennerous_eats

Phở Lào khác biệt với phở Việt Nam là chỉ dùng nước ninh xương rồi để khách tự cho gia vị tùy ý và ăn cùng với mọc và tiết lợn. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống.

Tam Maak Hung (nộm đu đủ)

Tum mak hoong, món nộm đu đủ độc đáo đến từ đất nước Lào tươi đẹp

Nộm đu đủ đây là món gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Lào. Đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Sau đó trộn gia vị gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Món ăn khá giống với son tam của Thái Lan.

du-lich-lao-ivivu62

Or Lam

du-lich-lao-ivivu63

Or Lam (hầm cay), có nguồn gốc từ cố đô Luang Prabang. Nguyên liệu chủ yếu là cà tím, đậu, sả, nấm rừng, húng quế, ớt, các loại rau thơm, và Mai Sakaan. Mai Sakaan là loại cây mang lại vị cay được trồng ở địa phương. Thực khách thường nhai cây rồi bỏ bã chỉ để lấy vị cay. Ngoài ra, món này cũng có thể nấu cùng các loại thịt bò, thịt gà… và ăn kèm xôi nếp.

Khao soi

Easy Khao Soi Recipe | MyRecipes

Khao soi là súp nấu từ sợi mì to, thịt lợn băm nhỏ, ớt, cà chua, đậu nành lên men, tỏi và hẹ tây. Rồi thêm tóp mỡ, hành lá, giá và rau mùi. Nhiều biến thể khác của món ăn có thể được tìm thấy ở nhiều nhà hàng tại Lào.

Khao Jee Pa-Ta

du-lich-lao-ivivu65

Người bán cắt bánh mì theo chiều dọc, sau đó phết lên một lớp pate dày, rồi thêm xúc xích nướng, hành lá, cà rốt, dưa chuột, củ cải muối và ruốc. Sau cùng rưới lên nước sốt. Nhìn chung, món này khá giống với bánh mì Việt Nam, chỉ khác ở chỗ phần nhân chỉ có các nguyên liệu truyền thống.

Sai Oo-ah (Sai Ua)

du-lich-lao-ivivu69

Sai Oo-ah chính là món dồi chiên/nướng như trong ẩm thực Việt. Món ăn mang hương vị mặn mặn, ngọt ngọt và béo ngậy, phần vỏ dai mang đến cảm giác thích thú khi ăn. Món này ngon nhất khi ăn nóng và thưởng thức trong khi nhấm nháp từng ngụm bia Lào.

Ảnh: Alchetron

Ảnh: Alchetron

Sien Savanh

Ảnh: khaoniewlaostreetfood

Ảnh: khaoniewlaostreetfood

Thịt bò khô kiểu Lào thường ăn khi uống bia, là thức nhắm tuyệt hảo. Sien Savanh làm từ thịt bò (hoặc thịt trâu). Thịt ướp với hỗn hợp nước mắm, tỏi, gừng, đường, hạt mè, muối và tiêu rồi phơi khô dưới nắng cho đến khi khô cong. Sau đó người ta nướng chín thịt đã khô trên bếp lửa, để thịt có vị khói cho thêm phần hương vị. Bò kho ăn kèm xôi hoặc chấm với sốt jaew maak len (loại sốt từ cà chua, ớt).

NHỮNG LỄ HỘI TẠI LÀO

“Lễ hội té nước” Bunpimay

Bunpimay được tổ chức vào tháng 4 hằng năm theo Phật lịch, thu hút rất đông dân địa phương và du khách tìm đến tham gia lễ hội. Vang Vieng và cố đô Luang Prabang được du khách đến nhiều nhất trong mùa lễ hội này. Thay cho lời chúc đầu năm, người Lào “té nước” vào nhau để chúc vạn điều tốt lành, cầu mưa thuận gió hòa, năm mới ấm no.

du-lich-lao-ivivu72

Để bày tỏ sự tôn kính và lời chúc thọ, người trẻ hơn “té nước” vào những người lớn tuổi. Ngoài ra người ta còn “té nước” vào nhà cửa, đồ thờ cúng, vật nuôi và công cụ sản xuất. Họ luôn tin dòng nước sạch và mát sẽ giúp gột rửa những điều xấu xa, bệnh tật, chúc năm mới bình an và mạnh khỏe. Người bị ướt càng nhiều là hạnh phúc càng đong đầy.

du-lich-lao-ivivu73

Lễ hội Thạt Luổng

Ảnh: vov.vn

Ảnh: vov.vn

Lễ hội Thạt Luổng mang nét văn hóa Phật giáo rất rõ. Được xem là lễ hội đặc trưng nhất ở đất nước triệu voi. Thạt Luổng tiếng Lào nghĩa là tháp lớn, đây được coi là biểu tượng của đất nước, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất xứ sở. Lễ hội diễn ra từ ngày 9/11 và kéo dài cho đến hết ngày 11/11 ở thủ đô Viêng Chăn. Phần chính của lễ Thạt Luổng là rước Phạ Sạt Phơng từ chùa Mẹ Xỉ Mương đến Thạt Luổng. Khi đến Thạt Luổng, những người rước khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng và dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ sau đó được sư thầy tiếp nhận lễ vật với sự trang trọng, kính cẩn.

du-lich-lao-ivivu75

Lễ hội đua thuyền (Suang Huea)

Lễ hội đua thuyền Suang Huea trên sông Mê Kông là một trong những lễ hội lớn của Lào. Diễn ra khi hết Mùa chay ba tháng (tức ngày rằm tháng 11 theo Phật lịch). Lễ hội thường có 23 đội thi với các loại thuyền 12 tay chèo và 55 tay chèo. Tại lễ hội, tinh thần thi đấu thể thao được thể hiện rõ rệt, sự đoàn kết, văn minh và công bằng, những tay chèo của các đội góp mặt tại giải đua thuyền mang đến cho người xem những màn đua rất hấp dẫn trong mắt khách du lịch Lào.

du-lich-lao-ivivu76

Suang Huea đã có từ xa xưa, đến nay vẫn chưa xác định rõ thời gian ra đời của lễ hội. Suang Huea cũng là dịp để người dân Lào thể hiện lòng thành kính biết ơn trời đất và dòng sông đã phù hộ cho người dân có mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Là sự tỏ lòng biết ơn đến Rồng nước (paya nak) đã mang đến mưa thuận, gió hòa…

du-lich-lao-ivivu77

Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

Tại Lào, cứ vào trung tuần tháng 5, lễ hội cầu mưa Bun Bangfai lại được diễn ra vào những ngày khác nhau ở những nơi khác nhau và rải rác trong suốt tháng. Làng Naxone quận Pakngum, thủ đô Vientiane là nơi tổ chức lễ hội lớn so với những làng khác và thu hút đông đảo người dân Lào và khách du lịch Lào đến hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội.

du-lich-lao-ivivu78

Trước đó, quả đại pháo sử dụng trong lễ hội được phủ tấm vải có hoa văn sặc sỡ và được rước đi khắp làng. Một ngày lễ hội có 2-3 quả đại pháo được phóng lên trời. Những quả pháo này chủ yếu do các làng góp nhau làm hoặc của cá nhân, doanh nghiệp để cầu một năm làm ăn tấn tới.

Lễ hội mãn chay Okphansa

du-lich-lao-ivivu84

Được tổ chức vào dịp rằm tháng 11 trong Phật lịch Lào (vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch). Lễ hội Mãn chay là dịp các nhà sư, phật tử tập trung về chùa tổng kết những điều đã làm trong ba tháng chay và rút kinh nghiệm. Ngày chính của hội, người lớn đi chùa lễ Phật, cúng dường cầu phước. Người trẻ hơn chen nhau ra bờ sông Mekong đi hội chợ, đi gặp gỡ bạn bè và mua sắm. Đêm cuối cùng, các nhà sư làm lễ rước nến đi 3 vòng trong chùa để tưởng nhớ công đức vô lượng của Đức Phật cũng như ghi nhớ những lời răn dạy.

du-lich-lao-ivivu85

Đường từ các ngôi chùa ra sông chen chúc người đi hội. Hàng vạn người, nam thanh nữ tú nâng niu trên tay chiếc thuyền hoa đăng tròn kết bằng bẹ chuối hoặc lá dừa điểm thêm bông cúc, vạn thọ, sen… ở giữa có ngọn nến lung linh, ra bờ sông thả xuống nước và gửi theo bao điều ước tốt lành về cuộc sống.

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TẠI LÀO

“Sa Bai Dee” lời chào

“Sa Bai Dee”. Ảnh: Laos Tours and Vacation Packages

“Sa Bai Dee”. Ảnh: Laos Tours and Vacation Packages

“Sa Bai Dee”, lời chào rất phổ biến ở Lào. Người Lào không khuyến khích việc chào hỏi bằng cách đụng chạm thân thể. Mà họ thường chắp hai tay lại hướng về phía trước và cúi đầu. Hiện nay, một bộ phận nam giới Lào cũng đã theo kiểu bắt tay khi chào hỏi.

Thủ đô Viêng Chăn

du-lich-lao-ivivu92

Thủ đô Viêng Chăn chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 1 giờ đồng hồ bay. Nơi đây là nơi duy nhất ở Lào có nhà thờ Hồi giáo và chỗ chơi trò bowling.

Quần thể đền thờ, cung điện Wat Phu

du-lich-lao-ivivu93

Wat Phu cũng là di sản của văn hóa Khmer cổ đại. Ở đây có diện tích nhỏ hơn Angkor Wat của Campuchia, không gian cũng yên tĩnh hơn rất nhiều. Wat Phu được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đất nước của lễ hội và chùa chiền

Lễ hội Lào – Wikipedia tiếng Việt

Ở Lào lễ hội diễn ra quanh năm, hầu như tháng nào cũng có lễ hội. Trong đó tết Bunpimay là lễ lớn nhất, quy mô nhất. Lào cũng được mệnh danh “Xứ sở Phật Giáo” với hơn 1.400 ngôi chùa, là một trong những quốc gia có số lượng chùa nhiều nhất thế giới. Ước tính cứ 100km sẽ có một ngôi chùa ở Lào. Và đến 90% dân số Lào theo đạo Phật.

Lịch

Lào có hai lịch riêng đó là lịch Gregorian được sử dụng cho kinh doanh và lịch âm được sử dụng cho các lễ hội. Tết của người Lào thường rơi vào tháng 4 âm lịch, tháng đánh dấu sự khởi đầu năm trong lịch Phật giáo. Ba lễ hội chính ở Lào là lễ hội tên lửa Boun Bung Fai tháng giêng âm lịch. Lễ hội Boun Khao Phansa vào lúc bắt đầu Mùa Chay Phật giáo kéo dài ba tháng vào tháng bảy âm lịch, lễ hội Bout That Luang vào tháng 12 âm lịch.

Bia

du-lich-lao-ivivu-96

Hình ảnh chai bia với logo con hổ xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất Lào. Còn vang danh khắp thế giới, đó là Beerlao. Năm 2013, tạp chí Time Magazine đã bình chọn Beerlao ngon nhất châu Á. Vị thơm nhẹ nhàng của bia đến từ những hạt gạo Lài truyền thống. Uống bia với các thức nhắm đặc trưng của Lào sẽ là trải nghiệm khó quên của du khách.

du-lich-lao-ivivu96

Muan baw?

“Muan baw?” (Bạn có hạnh phúc không?) là câu người Lào thường hỏi sau mỗi bữa ăn, cuối tuần, các sự kiện đám cưới. Cũng sau bất cứ việc làm đời thường nào. Họ coi nụ cười là liều thuốc bổ, coi trọng sự hạnh phúc của cuộc sống.

Ngày Tết

du-lich-lao-ivivu97

Tết Lào Bunpimay thường được diễn ra vào tháng 4 theo lịch Lào. Tết Lào có phần té nước truyền thống. Nơi mọi người té nước lẫn nhau, không kể sang hèn, giàu nghèo. Người ta cho rằng: Tết càng ướt thì càng vui, và càng ướt mới càng may mắn, sung túc, đủ đầy cho năm mới.

du-lich-lao-ivivu99

Xe hơi

Lào khuyến khích người dân di chuyển bằng xe hơi, vì thế thuế xe ở Lào rất thấp. Việc sở hữu xe hơi ở đây dễ dàng hơn nhiều so với Việt Nam. Nên bạn có thể thấy ngoài đường phố Lào rất nhiều xe hơi mẫu mã đa dạng hoạt động tấp nập.

Người Việt ở Lào

Rất nhiều lao động Việt ở Lào. Ảnh: Bnews.vn

Rất nhiều lao động Việt ở Lào. Ảnh: Bnews.vn

Ở Lào có rất nhiều người Việt Nam sinh sống. Thậm chí du khách có thể dùng tiền Việt để chi tiêu ở Lào thay cho tiền Kip.

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TẠI LÀO

Các hành động ôm eo, khoác vai, sờ đầu khi gặp bạn bè đều là những hành động miệt thị với người Lào. Đặc biệt động chạm vào phần đầu của người khác và động chạm phụ nữ đều bị cấm. Chốn tâm linh, đền, chùa, miếu, mạo đều không cho phép khách mặc quần áo ngắn bước vào thăm thú.

Hướng dẫn cách đặt Tour Lào 5N4Đ: Sài Gòn – Viêng Chăn – Luang Prabang – Vang Vieng giá chỉ 11.990.000 đồng/ khách:

– Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn

– Đặt online và xem lịch trình tour chi tiết TẠI ĐÂY

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Luang Prabang giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (11 lượt, 4,45 điểm trên 5)
Loading...