Thành cổ Quảng Trị – Điểm đến linh thiêng lưu giữ ký ức hào hùng qua 81 ngày đêm

14:25 27/04/2023

Với những thế hệ đi qua chiến tranh thì thành cổ Quảng Trị đã trở thành ký ức hào hùng. Ngày nay, nơi đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước và điểm thu hút khách tham quan trong nước và bạn bè quốc tế.

Thành cổ Quảng Trị – Điểm đến linh thiêng lưu giữ ký ức hào hùng qua 81 ngày đêm

Thành cổ Quảng Trị là di tích Quốc gia đặc biệt nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị. Theo sử cũ, thành được xây dựng lần đầu tiên dưới triều Gia Long, đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay).

Ảnh: Tien Dinh.

Ảnh: Tien Dinh.

Ban đầu, thành cổ Quảng Trị được xây bằng đất nhưng đến năm 1839 dưới thời vua Minh Mạng, được xây lại bằng gạch, mang kiến trúc phòng thành. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài.

Ảnh: Minh Nguyễn Hùng.

Ảnh: Minh Nguyễn Hùng.

Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì tiêu biểu của Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn được kết dính bằng vôi, mật mía. Thành trổ bốn cửa chính ở 4 hướng. Mỗi cổng thành gồm hai tầng: tầng dưới được xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương.

Ảnh: Tuấn Bùi Quốc.

Ảnh: Tuấn Bùi Quốc.

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho việc ở và làm việc của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính của tỉnh khi đó. Trong đó, hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh hay tổ chức các lễ tiết trong năm.

Ảnh: Duc Thanh Nguyen

Ảnh: Duc Thanh Nguyen.

Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như hành cung, dinh tuần phủ, dinh án sát, ngục thất, khám đường… Thành cổ Quảng Trị lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ ở đây vào năm 1929.

Lối vào Thành cổ.

Lối vào thành cổ.

Đến năm 12972, nơi này đã diễn ra một cuộc chiến khốc liệt giữa quân ta với Mỹ – Ngụy trong suốt 81 ngày đêm. Sau khi quân giải phóng chiếm được thành cổ Quảng Trị, Mỹ không chấp nhận được việc mất thành nên đã phát động cuộc chiến để giành lại thành và gây sức ép với ta trước thềm Hội nghị Paris. Trong suốt 81 ngày đêm, Mỹ đã trút xuống nơi này hơn 328.000 tấn bom đạn.

Ảnh: Tú Hồ Đắc.

Ảnh: Tú Hồ Đắc.

Thế nhưng, mặc mưa bom bão đạn, quân giải phóng vẫn tiến về phía trước với sự kiên cường và lý tưởng cao đẹp. Kết thúc cuộc chiến, mặc dù giành chiến thắng nhưng quân ta vẫn thiệt hại rất nhiều, hàng ngàn người đã ngã xuống mãi mãi. Từ đó, thành cổ Quảng Trị được báo chí nước ngoài gọi là “cối xay thịt người”, còn sông Thạch Hãn được gọi là “dòng sông máu”.

Ảnh: Design Porsche

Ảnh: Design Porsche.

Người ta gọi thành cổ Quảng Trị là “nghĩa trang không nấm mồ”, vì nơi đây chỉ có một nấm mồ chung, một ngôi mộ tập thể đó là đài tưởng niệm ở trung tâm. Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác, tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng. Bên trên tầng dâng hương là mái đình Việt cách điệu.

Ảnh: Nguyen Quoc Tien.

Ảnh: Nguyen Quoc Tien.

Giữa đài dựng một biểu tượng cây đền thờ cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm máu lửa oanh liệt và được ví như đèn Thiên Mệnh. Ở chính giữa ngôi mộ là nơi đặt “hành trang người lính”, đó là những vật dụng rất đỗi giản dị đồng hành cùng người chiến sĩ trong mọi bước chân.

Thành cổ đông đúc dịp 27-7. Ảnh: Báo Chính phủ.

Thành cổ đông đúc dịp 27-7. Ảnh: Báo Chính Phủ.

Ngày nay thành cổ Quảng Trị trở thành công viên lớn nơi cuộc sống thanh bình diễn ra. Đến đây, bất cứ ai cũng cảm thấy bồi hồi, xúc động, dường như mảnh đất này có điều gì đó thân thương, ấm áp. Mỗi người đến đây đều thành kính dâng hương tỏ lòng biết ơn sự hy sinh cao cả của những người anh hùng.

"Hành trang người lính". Ảnh: Nguyễn Hữu Chung Kiên.

“Hành trang người lính”. Ảnh: Nguyễn Hữu Chung Kiên.

thanh-co-quang-tri-ivivu-11

 Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Quảng Trị giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...