Truyền thống đón Tết Nguyên đán ở Trung Quốc

09:39 02/02/2024

Tết Nguyên Đán, hay Tết Âm lịch, là dịp lễ quan trọng và trang trọng nhất trong năm tại Trung Quốc. Hãy cùng tìm hiểu một số phong tục và truyền thống đặc trưng của nước này.

Làm sạch nhà cửa

Trước Tết Nguyên đán, các gia đình thường dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ vận xui của năm cũ và chào đón năm mới. Theo “Lỗ Thị Xuân Thu”, ngay từ thời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tục quét bụi trong xuân tiết. Vì “bụi” (“尘”) và “trần” (“陈”)” tuy khác chữ viết nhưng đồng âm “chen”. Nên việc quét bụi mang nghĩa “tẩy trần (cũ) đón mới”, với mong muốn quét sạch mọi điều xui xẻo ra khỏi cửa nhà.

Tết Nguyên đán

Ảnh minh họa

Trang trí nhà cửa

Nhà của người Trung Quốc thường được trang trí bằng các đèn lồng đỏ, cờ treo, và các dải giấy đỏ có chữ “Phúc” (福). Cửa sổ và cửa ra vào cũng thường được dán các dòng thơ chúc Tết, gọi là “Chunlian” (春联). Vào buổi chiều trước Tết, trẻ em sẽ bước lên ghế, dán câu đối lên cửa. Sau đó người lớn đứng bên dưới xem đã dán đúng chưa. Một số nơi thì dán hình các vị thần, cầu một năm bình an.

Tết Nguyên đán

Treo đèn lồng và dán câu đối lên cửa

Pháo hoa và múa lân

Đốt pháo hoa và múa lân vào đêm giao thừa nhằm xua đuổi tà ma và mang lại may mắn. Tết Nguyên đán, mỗi gia đình đều làm khi mở cửa là đốt pháo để chia tay cái cũ và nghênh đón cái mới. Tuy nhiên cũng như ở Việt Nam, việc đốt pháo đã bị cấm vì lý do an toàn.

Múa lân

Tết Nguyên đán

Pháo hoa

Bữa ăn tất niên

Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong năm, thường được tổ chức vào đêm Giao thừa. Đây là lúc gia đình quây quần bên nhau cùng ăn uống. Một số món ăn truyền thống như cá, sủi cảo, bánh trôi nước…

Tết Nguyên đán

Sủi cảo là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Giao thừa của người dân Trung Quốc

Hồng bao

Hồng bao chính là lì xì, thường được người lớn tặng cho trẻ em. Sau bữa ăn đêm Giao thừa, những người lớn tuổi sẽ dùng chỉ đỏ tết những đồng tiền xu thành dây và quàng lên ngực trẻ em. Điều này được xem là để trấn áp và xua đuổi ma quỷ. Tuy nhiên, hiện nay không còn tiền đồng, nên người Trung Quốc thường lì xì bằng tiền mặt đựng trong bao lì xì màu đỏ.

Tết Nguyên đán

Hồng bao

Chúc Tết

Trong suốt Tết Nguyên đán, mọi người thăm hỏi và chúc Tết nhau. Vào sáng mùng một Tết, người lớn và trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, đi chúc mọi người một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tết Nguyên đán

Ảnh minh họa

Đi cà kheo và lễ hội đèn lồng

Đi cà kheo cũng là một hoạt động giải trí trong dịp Tết. Người biểu diễn cà kheo buộc những thanh gỗ cao vào chân và biểu diễn những động tác khó. Tuy nhiên, hoạt động này cũng ngày một ít dần trong cuộc sống hiện đại. Tết kết thúc với lễ hội Đèn lồng, diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng.

Lễ hội đèn lồng

Tết Nguyên Đán là cơ hội để gia đình gặp gỡ, tụ họp và chia sẻ niềm vui. Đây đồng thời cũng là thời điểm để tưởng nhớ tổ tiên và thực hiện những truyền thống văn hóa lâu đời.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...